Phong tục bày ban Thần Tài, Ông Địa chắc hẳn không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là những gia đình buôn bán, kinh doanh. Nhưng bày ban Thần Tài ngày Tết như thế nào mới đúng? Ngày Tết cúng gì cho Ông Địa, Thần Tài? Ngay trong bài viết hôm nay, Quà Tặng Lễ Tết sẽ hướng dẫn cách bày ban Thần Tài ngày Tết giúp gia chủ chiêu tài, hút lộc. Theo dõi ngay nhé!
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài chuẩn xác nhất
>>>Tham khảo thêm:
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần cai quản tài lộc, phúc khi và may mắn trong nhân gian. Chính vì thế, bàn thờ Ông Địa luôn xuất hiện trong các gia đình Việt để cầu mong may mắn, tài lộc, nhất là những gia đình có hoạt động kinh doanh, buôn bánh.
Việc thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa phải chỉnh chu, đúng chuẩn để mang lại may mắn cho gia đình. Đặc biệt, sau một năm cúng kiến, gia chủ phải thực hiện lau dọn hay trang trí lại bàn thờ Thần Tài ngày Tết một cách chỉn chu, đúng phong thủy mới có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình trong năm mới.
Vậy cách bày ban Thần Tài ngày Tết đúng là gì? Vị trí đặt bàn thờ như thế nào? Theo các chuyên gia phong thủy, bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất là tốt nhất. Vị trí này, giúp gia chủ phân biệt giữa không gian thờ cúng tổ tiên và ban thờ thần tài.
Ngoài ra, trong thuyết Thiên – Địa – Nhân, Thần Tài là vị thần được nở ra từ dưới đất và được đuổi đến nấp trong góc nhà. Với truyền thuyết và ý nghĩa này, vị trí đặt bàn thờ chuẩn nhất được cho là ở các góc nhà, gầm cầu thang mà không cần phải theo một hướng cụ thể nào.
Ngược lại, theo quan niệm dân gian, vị trí bày ban Thần Tài ngày Tết nên hướng ra cửa chính. Như vậy, ban Thần Tài có thể theo dõi cụ thể tài lộc, khách khứa vào, ra nhà và đúng phong thủy nhất. Nhưng dù vị vị bàn thờ Thần Tài ngày Tết ở đâu thì cũng cần chú ý lau dọn sạch sẽ, gọn gàng để thể hiện sự tôn trọng với thần linh.
Các vật phẩm trang trí bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài
Trước khi học cách bày ban Thần Tài ngày Tết, bạn cần biết các vật phẩm cần thiết cho việc trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết đúng chuẩn, trang nghiêm và hợp phong thủy. Sau đây là những vật phẩm không thể thiếu khi bày bàn thờ Thần Tài ngày Tết:
Bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài
Đầu tiên, bạn cần trang bị cho gia đình một bàn thờ Thần Tài ngày Tết với kích thước chuẩn lỗ ban, to đẹp để đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Ngoài ra, nên lưu ý không gian trong nhà để chọn kích thước bàn thờ thần tài, Ông Địa hợp lý.
Tượng ông Địa, ông Thần Tài
Bày ban Thần Tài ngày Tết thì không thể thiếu tượng Thần Tài và Ông Địa – hai vị thần luôn đi liền nhau, cai quản tài lộc. Khi chọn tượng ông địa, thần tài, bạn nên lưu ý kích thước bàn thờ, để chọn kích thước tượng hợp lý, vừa vặn.
Bài vị
Cùng với tượng ông địa, Thần Tài, bài vị cũng là vật phẩm không thể thiếu khi bày hay trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết. Bài vị sẽ giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, bình an, tránh khỏi những điều xui xẻo không đáng có trong năm mới.
Bộ lư, bình, đĩa
Đã là bàn thờ thì không thể nào thiếu bộ lư, bình, đĩa. Với cách bày ban Thần Tài ngày Tết đúng chuẩn, bạn cần chuẩn bị bộ lư hương, đĩa đựng hoa quả, một áng 5 ly, bình hoa, 3 chun để đựng gạo, muối và nước.
Đèn chiêu tài
Để thu hút tài lộc, may mắn cho gia đình khi bày ban Thần Tài ngày Tết, bạn cần chuẩn bị đèn chiêu tài. Đèn có ý nghĩa giúp gia đình thu hút tài lộc, tích vận khí và giúp gia đình phát đạt trong năm mới.
Cây chiêu tài
Cũng giống như đèn chiêu tài, cây chiêu tài cũng thường được chuẩn bị khi trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết để chiêu tài, vượng khí cho gia đình trong năm mới. Các mẫu cây chiêu tài thường là màu vàng và được bày bán ở các chợ, nơi bán đồ thờ cúng.
Cóc thiềm thừ
Tiếp đến, cóc thiềm thừ cũng là một trong những vật phẩm không thể thiếu khi bày ban Thần Tài ngày Tết để mang lại tiền tài cho gia đình. Đây là một trong những linh vật phong thủy mang hình dạng con cóc ngậm tiền vàng trước miệng. Thông thường, thiềm thừ sẽ ngậm tiền quay ra cửa ban ngày và quay vào nhà ban đêm với ý nghĩa mang tiền vào nhà.
Tỳ hưu
Tỳ hưu được biết đến là một trong những linh vật nhạy cảm với vàng bạc, châu báu nên ở đâu có tỳ hưu, ở đó tiền tài, của cải sẽ được bảo quản vững chắc. Do đó, nhiều gia chủ ưa chuộng chọn tỳ hưu khi bày ban Thần Tài ngày Tết để giúp gia đình hưng thịnh, giàu có hơn.
Phật di lặc
Cuối cùng, không thể thiếu trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết là Phật Di lặc. Việc đặt tượng Phật Di Lặc lên bàn thờ Thần Tài, Ông Địa sẽ giúp phật cai quản và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái. Hơn thế, Phật Di Lặc có giúp biến đổi khí tức vào nhà trở thành nguồn năng lượng tốt, mang đến tài lộc, hạnh phúc viên mãn cho gia chủ.
Cách bày ban Thần Tài ngày Tết chuẩn, thu hút tài lộc
Sau khi chuẩn bị các vật phẩm trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết, chúng ta cùng học cách bày ban Thần Tài ngày Tết chuẩn nhất để thu hút tài lộc, vận may cho gia đình trong năm mới sau đây nhé!
- Bài vị: Đặt tựa vào vách lưng vào bàn thờ, trong cùng.
- Tượng Thần Tài, ông địa: Vị trí bày ban Thần Tài ngày Tết sẽ là bên tay trái, Ông Địa sẽ là bên tay phải. Nếu như gia đình có thờ thêm ông Thần Tiền, bạn nên đặt ông Thần Tiền ở giữa. Hoặc nếu thờ Phật Di Lặc nên để trên nóc bàn thờ.
- Chum gạo, muối, nước: Mỗi thứ một chun, đặt trước mặt và chính giữa tượng Thần Tài và Thổ Địa.
- Lư hương: Đặt ở giữa bàn thờ, trước mặt tượng Thần Tài và Thổ Địa. Ngoài ra, nên đặt cẩn thận đúng vị trí, tránh xê dịch khi bày ban Thần Tài ngày Tết, bởi trong phong thủy, xê dịch lư hương có thể động chạm đến thần linh, ảnh hưởng đến may mắn của các thành viên gia đình trong năm mới.
- Lọ hoa: Lọ hoa cắm bàn thờ Thần Tài ngày Tết phải đặt bên tay phải bàn thờ và không để hoa héo trên bàn thờ. Ngoài ra, cắm hoa cúng Thần Tài bao nhiêu bông, bông gì điều cần quan tâm để mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình. Thông thường, số lượng hoa nên chọn các con số tài lộc như 8, 9 hoặc 10 và nên chọn các hoa mang cái tên tài lộc hay tượng trưng cho ngày Tết như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa đào, hoa mai,…
- Bát nước: Trong bát rắc một ít cánh hoa tươi, đặt dưới đất phía trước bàn thờ thần tài.
- Tượng cóc Thiềm Thừ/ Tỳ Hưu: Nếu chỉ có một linh vật phong thủy thì nên đặt bên trái bàn thờ, ngược lại có cả hai thì cóc thiềm thừ sẽ đặt bên trái, tỳ hưu đặt bên phải. Khi bày ban Thần Tài ngày Tết cho các linh vật, nên lưu ý hướng mặt linh vật ra cửa chính để mang lại may mắn cho gia đình. Đặc biệt đối với cóc Thiềm Thừ, nên cho tượng hướng ra ngoài vào ban ngày và tối hướng vào trong để bảo vệ tài lộc cho gia đình.
- Đĩa hoa quả: Cách bày hoa quả ban Thần Tài ngày Tết chuẩn nhất là ở bên trái bàn thờ, nếu có tượng Tỳ Hưu thì đặt ở hai bên, phía trước bàn thờ.
- Đèn chiêu tài, cây chiêu tài: Mang ý nghĩa chiêu tài, chiêu lộc, bạn nên chọn mỗi thứ một cặp, đặt đều ở hai bên bàn thờ thần tài.
Những lưu ý khi thờ Thần Tài, Thổ Địa
Ngoài hướng dẫn bày ban Thần Tài ngày Tết trên, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây, để không động chạm đến thần linh, mang xui xẻo cho gia đình trong năm mới:
- Khi lau dọn và trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết, không nên dùng khăn ướt để lau. Bởi trong phong thủy, bàn thờ Thần Tài và Ông Địa tượng trưng cho hỏa nên sẽ tương khắc với thủy. Thay vào đó, bạn nên dùng khăn thấm tí rượu, gừng hoặc lá bưởi để vệ sinh.
- Nơi thờ Thần Tài, Ông Địa phải sạch sẽ, thông thoáng để có thể mang lại may mắn, quan sát được lượng người ra vào và tài lộc cho gia chủ.
- Bày ban Thần Tài ngày Tết lẫn ngày thường đều cần tránh quay vào các vật nhọn, gương hay nơi ô uế.
- Đừng quên cúng Ông Địa Thần Tài mùng 1 Tết để cầu mong may mắn, tài lộc trong năm mới cho gia đình. Ngoài ra, văn khấn Thần Tài ngày mùng 1 Tết cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉn chu trong từng câu chữ.
LỜI KẾT
Bày ban Thần Tài ngày Tết đúng cách, sẽ giúp gia đình gặp nhiều vận may và tài lộc trong năm mới. Vì thế, hãy nhanh tay ghi chú lại cách trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết theo hướng dẫn của Quà Tặng Lễ Tết để rước tài lộc, may mắn vào nhà nhé!
LIÊN HỆ QUÀ TẶNG LỄ TẾT
Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, p.14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Website: www.quatangletet.vn
Hotline: 0903 342 137
Email: marketing@quatangletet.vn
>>Xem thêm:
Tác giả: Hồng Y