Các món ăn ngày tết cổ truyền trên mâm cỗ cúng của người Việt

Các món ăn ngày Tết

Mỗi khi Tết đến, mỗi người lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ Tết thịnh soạn, đầy đủ. Mâm cơm ngày Tết không chỉ thể hiện sự ấm no, thịnh vượng trong năm mới cho gia đình mà còn hàm chứa mong ước về tương lai, năm mới đủ đầy, phát đạt. Ở nước ta, do có sự khác biệt về khí hậu, phong tục, mà các món ăn ngày Tết mỗi miền sẽ có một ít sự khác biệt. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Quà Tặng Lễ Tết điểm qua các món ăn ngày Tết cổ truyền trên mâm cỗ của ba miền Bắc – Trung – Nam nhé!

Các món ăn ngày Tết miền Bắc

>>>Tham khảo thêm:

Các món ăn ngày Tết miền Bắc
Các món ăn ngày Tết ở miền Bắc

Miền Bắc Việt Nam nổi tiếng với phong tục, truyền thống về sự nghiêm trang, cầu kỳ. Vì thế, cách làm mâm cỗ Tết miền Bắc cũng đòi hỏi các món ăn ngày Tết thật chỉn chu về cả hình thức lẫn ý nghĩa. Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cần có đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ (4 phương, 4 mùa trong năm). Ngoài ra, những gia đình khá giả hơn, có thể chọn bày mâm cơm ngày Tết đa dạng hơn như 4 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa,… Trong đó, sẽ bao gồm các món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng như: 

Bánh chưng

Bánh chưng được xem là biểu tượng của ngày Tết, sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Với nguồn gốc xa xưa và ý nghĩa văn hóa lâu đời, bánh chưng trở thành một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ miền Bắc. 

Cứ mỗi khi Tết đến, mọi thành viên trong gia đình sẽ tất bật chuẩn bị nguyên liệu, cùng nhau gói bánh, trông lửa để có chiếc bánh chưng vuông vức, xanh mềm. Món bánh dẻo thơm từ nếp cùng nhân đậu xanh, thịt lợn hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khó quên cho mỗi người xa quê. 

Xôi gấc

Món ăn ngày Tết xôi gấc ở miền Bắc
Món ăn ngày Tết xôi gấc ở miền Bắc

Đặc trưng mâm cỗ ngày Tết miền bắc còn phải kể đến món xôi gấc đỏ au, bắt mắt. Màu đỏ của quả gấc tự nhiên hòa quyện cùng nếp tạo nên món ăn dẻo thơm, ngon ngọt. Ngoài ra, theo quan niệm người xưa, màu đỏ còn tượng trưng cho tài lộc, phú quý trong năm mới. Vì thế, xôi gấc trong các món ăn ngày Tết thường được dâng cúng tổ tiên để cầu mong năm mới nhiều may mắn, thịnh vượng. 

Dưa hành

Mỗi khi Tết đến, mỗi gia đình miền Bắc sẽ muối một vài keo dưa hành.Dưa hành được làm từ củ hành, đem muối và lên men, sau thời gian củ hành có độ chua mặn vừa ăn. Món ăn dân giã, dễ làm ấy vậy mà luôn chiếm cứ trên mâm cỗ Tết Miền Bắc hằng năm. 

Và câu đối “thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ – cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” cũng ra đời từ đây, khẳng định dưa hành là một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ miền Bắc. Đặc biệt, khi kết hợp dưa hành với bánh chưng xanh, còn mang hương vị khó quên. 

Nem rán

Nem rám cũng là một trong các món ăn ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu
Nem rám cũng là một trong các món ăn ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu

Nem rán – món ăn thú vị, giòn rụm, bắt miệng rất được ưa chuộng trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Không chỉ là một trong các món ăn ngày Tết, nem rán còn rất được yêu thích trong mâm cơm hằng ngày của gia đình Việt từ Bắc tới Nam.

Cách làm nem ram khá đơn giản, nhưng cần sự khéo léo, tỉ mỉ của người đầu bếp. Với nguyên liệu từ thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương, rau, giá hòa quyện vào nhau, được cuốn trong lớp bánh tráng. Sau đó, nem sẽ được đem đi rán giòn tạo nên thành phẩm nem rán giòn rụm, ngon khó cưỡng. 

Giò lụa

Trong các món ăn ngày Tết miền Bắc, giò lụa hay còn gọi giò chả cũng là một phần không thể thiếu. Với hương vị đậm đà, giò lụa ăn kèm bánh mì, muối tiêu rất cuốn, đảm bảo không ngừng được. Ngoài ra, do được bảo quản lạnh, dễ chế biến, giò lụa trở thành lựa chọn tiện lợi cho mọi người có thể tiếp đãi khách khứa bất cứ lúc nào. Bước vào gia đình miền Bắc ngày Tết, bạn sẽ nhìn thấy ngay món chả lụa trong các món nhậu ngày Tết hay mâm cơm Tết tiếp đãi bạn bè, người thân trong gia đình.

Thịt gà luộc

Thịt gà luộc cũng là món ăn ngày Tết miền Bắc
Thịt gà luộc cũng là món ăn ngày Tết miền Bắc

Gà luộc có lẽ không chỉ là một trong các món ăn ngày Tết miền Bắc quen thuộc mà ở cả Trung và Nam. Gà sẽ được luộc nguyên con, tạo hình để cúng gia tiên, thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, ông bà. Sau đó, gà sẽ được xé nhỏ, trộn với gỏi hoặc rau bày trên mâm cơm ngày Tết cùng thưởng thức. 

Canh bóng bì lợn

Có nguồn gốc từ Hà Nội xưa, canh bóng bì lợn hay còn gọi canh bóng thả dần trở thành một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu. Canh có vị thanh mát, ngọt dịu từ rau củ đi kèm với thịt mọc béo thơm, bóng bì giòn dai sần sật, hương nấm thơm lừng tạo nên hương vị vẹn tròn cho mâm cơm ngày Tết miền Bắc. 

Giò xào

Món ăn ngày tết giò xào ở miền Bắc
Món ăn ngày tết giò xào ở miền Bắc

Giò xào hay còn gọi giò thủ cũng là một trong các món ăn ngày Tết miền Bắc rất được ưa chuộng từ xưa đến nay. Với nguyên liệu từ thịt thủ, lưỡi lợn,… được đem xào chín với gia vị và các nguyên liệu khác như mộc nhĩ, hành, tiêu, muối. Phần thịt sau đó sẽ được nén chặt, tạo nên món giò xào đậm đà, bắt miệng trong mâm cơm Tết miền Bắc mỗi năm. 

Canh măng khô

Cuối cùng, trong các món ăn ngày Tết miền Bắc không thể nào bỏ qua món canh măng khô ngọt thanh. Sau những món ăn đầy thịt mỡ, béo ngậy, một món canh thanh đạm giàu dinh dưỡng từ măng khô mang đến hương vị điều hòa, giải ngán cho mâm cơm. 

Những món ăn ngày Tết miền Trung

Những món ăn ngày Tết miền Trung
Những món ăn ngày Tết miền Trung

Mang đặc trưng thời tiết khắc nghiệt, nên các món ăn ngày Tết miền Trung cũng phần nhiều ảnh hưởng, tạo nên sự khác biệt ứng với tinh thần tiết kiệm, san sẻ của người con mảnh đất miền Trung. Cùng tìm hiểu ngay các món ăn đặc trưng trong ẩm thực Tết miền Trung sau đây: 

Bánh tét

Nếu như miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu bánh chưng, thì ở miền Trung bánh tét được xem là loại bánh cổ truyền, tượng trưng cho ngày Tết nơi đây. Cách làm bánh tét cũng nói lên ý nghĩa về sự đoàn kết, hòa thuận trong gia đình và cầu mong năm mới an lành, thịnh vượng.

Nguyên liệu bánh tét thường sẽ là nếp, thịt mỡ, đậu xanh, tương tự như bánh chưng miền Bắc. Tuy nhiên, một số nơi còn có các loại nhân khác nhau như nhân đậu xanh, nhân chuối,… tạo nên sự đa dạng, độc đáo hơn cho món bánh truyền thống trong ẩm thực Tết miền Trung. 

Nem chua

Nem chua là một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu ở miền Trung
Nem chua là một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu ở miền Trung

Nem chua – món nhậu ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ miền Trung. Nếu bạn có dịp ghé chơi miền Trung, bạn sẽ rất dễ bắt gặp những chiếc nem chua trên mâm cơm nơi đây. Với vị chua thanh, hương thơm dịu nhẹ, nem chua rất được ưa chuộng trong các món ăn ngày Tết miền Trung để giải ngán. Từ những nguyên liệu đơn giản như thịt heo, gia vị cùng cách chế biến bài bản, nem chua miền Trung mang được vị độc đáo và mịn màng hơn hẳn các loại nem ở vùng khác.

Dưa món

Bánh chưng đi với dưa hành thì bánh tét sẽ đi với dưa món. Dưa món dường như trở thành món ăn điều vị không thể thiếu cho món bánh cổ truyền hằng năm. Với nguyên liệu từ đu đủ, su hào, cà rốt, được nêm nếm gia vị vừa phải, tạo nên vị chua thanh tự nhiên, giúp các món ăn ngày Tết thêm phần ngon miệng hơn bao giờ hết. 

Thịt ngâm mắm

Thịt ngâm mắm cũng là một trong những món ăn ngày Tết ở miền Trung thường xuất hiện trên mâm cỗ
Thịt ngâm mắm cũng là một trong những món ăn ngày Tết đặc trưng ở miền Trung

Đặc trưng những món ăn ngày Tết miền Trung phải kể đến là món thịt ngâm mắm độc đáo này. Cứ mỗi khi Tết đến, người dân miền Trung sẽ chuẩn bị một keo thịt heo hoặc thịt bò ngâm mắm để trong nhà. Món ăn với vị ngọt, mặn vừa phải giúp cho mâm cỗ Tết đa dạng, phong phú mà còn bắt mắt, thơm ngon hơn. 

Chả bò

Tiếp đến, trong danh sách các món ăn ngày Tết cổ truyền của miền Trung chính là món chả bò. Hình ảnh từng miếng chả bỏ xếp tươm tất trên mâm cỗ ngày Tết, người miền Trung liền thấy không khí ngày xuân đang ùa về. Nguyên liệu làm chả bò đơn giản, nhưng cách làm lại không đơn giản tí nào. Để tạo nên miếng chả bỏ ngon, dẻo dai, đậm vị đòi hỏi người làm phải có tay nghề và kinh nghiệm. Miến chả dẻo dai, béo thơm chấm cùng chén muối tiêu chanh, thì ngon hết sẩy.

Tôm chua

Tôm chua là một trong những món ăn ngày Tết ở miền Trung thường xuất hiện trên mâm cỗ
Tôm chua là một trong những món ăn ngày Tết ở miền Trung thường xuất hiện trên mâm cỗ

Có nguồn gốc từ xứ Huế mộng mơ, tôm chua mang đến hình ảnh còn người bình dị, dân dã. Tôm sẽ được ướp gia vị, nước mắm và đem đi phơi nắng, ủ chua. Tôm chua sau khi ủ đủ sẽ có vị chua thanh, ngọt nhẹ và đậm đà của nước mắm, tạo nên ấn tượng khó quên cho những ai thường thưởng thức qua. 

Tôm chua thường sẽ được bày biện trên mâm cỗ cùng các món ăn ngày Tết khác như thịt luộc, bánh tráng, rau xanh,.. để tạo nên món ăn tròn vị, ngon khó cưỡng. Nếu bạn là người miền Trung, Tết năm nay đừng quên trổ tài đảm đang bằng keo tôm chua nhé!

Các món ăn ngày Tết miền Nam

Các món ăn ngày Tết miền Nam
Các món ăn ngày Tết đặc trưng ở miền Nam

Trái với miền Bắc nghiêm khắc nhiều quy cũ, miền Trung đơn giản, tiết kiệm, các món ăn ngày Tết miền Nam lại phóng khoáng, thoải mái và ít câu nệ hình thức hơn. Có lẽ, đặc trưng ẩm thực Tết miền Nam chính là do sự trù phú mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất nơi đây. Và những điều ấy được thể hiện trong những món ăn ngày Tết trên mâm cơm người miền Nam, cùng thưởng thức nhé!

Thịt kho tàu

Dù mâm cỗ ngày Tết hiện đại hay cổ truyền, thịt kho tàu vẫn luôn là một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm, mâm cỗ nơi đây. Cứ mỗi khi Tết đến, nhà nhà sẽ chuẩn bị thịt, trứng để nấu một nồi thịt kho tàu để trong nhà ăn xuyên Tết. Món ăn là sự kết hợp giữa các nguyên liệu dân dã, bình dị như trứng, thịt kho, nước dừa và gia vị, tạo nên món thịt kho thơm lừng, hấp dẫn mọi vị giác. 

Củ kiệu tôm khô

Một trong những món ăn ngày tết ở miền Nam không thể thiếu là củ kiệu tôm khô
Một trong những món ăn ngày tết ở miền Nam không thể thiếu là củ kiệu tôm khô

Đặc trưng là vùng đất nhiều tôm cá, củ kiệu tôm khô trở thành món ăn Tết thể hiện sự trù phú của thiên nhiên miền Nam. Tôm sẽ được luộc chín cùng ít muối, đem phơi khô, tách vỏ. Củ kiệu được lên men, chua chua ăn cùng tôm khô, bánh tét luôn là món ăn khiến bất kỳ ai cũng mê đắm. 

Canh khổ qua nhồi thịt

Người miền Nam thường có quan niệm, Tết đến phải ăn canh khổ qua để khổ qua, may mắn đến. Từ quan niệm này, canh khổ qua nhồi thịt trở thành một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm ngày của người Nam. Hơn thế, vị đắng, thanh từ khổ qua hòa quyện cùng thịt bằm mang đến đến sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngon và thanh mát trong ngày Tết. 

Dưa giá

Dưa giá là món ăn ngày Tết giúp tiêu hóa tốt trên mâm cỗ miền Nam
Dưa giá là món ăn ngày Tết giúp tiêu hóa tốt trên mâm cỗ miền Nam

Dưa giá, món ăn kèm thịt kho tàu cực bắt miệng cũng là món ngon ngày Tết miền Nam được nhiều người yêu thích. Với đặc tính mát, vị giòn, giá được kết hợp cùng hành, củ cải ướp chua tạo nên món ăn giải ngán, thanh nhiệt cho ngày Tết. Món ăn dân giã, thú vị này đồng thời cũng giúp các món ăn ngày Tết miền Nam thêm phần phong phú, bắt mắt hơn. 

Lạp xưởng

Có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng lạp xưởng lại trở thành một trong các món ăn ngày Tết mang đặc trưng của người miền Nam. Lạp xưởng được làm từ thịt mỡ, xá xíu, rượu theo công thức cổ truyền, mang đến vị giòn dai sần sật cực bắt miệng cho mâm cơm ngày Tết. 

LỜI KẾT

Sau các món ăn ngày Tết 3 miền mà Quà tặng Lễ Tết chia sẻ trên đây, có thể thấy ẩm thực Tết mỗi miền đều mang những đặc trưng riêng, khác biệt tạo nên sự đa dạng và ý nghĩa riêng biệt. Nhưng dù thế nào, mâm cỗ ngày Tết vẫn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc về văn hóa và tín ngưỡng của con người Việt Nam. Hãy luôn giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa của chúng ta nhé. Và đừng quên theo dõi Quà Tặng Lễ Tết để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích, hay về ngày Tết đất Việt. 

LIÊN HỆ QUÀ TẶNG LỄ TẾT

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, p.14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Website: www.quatangletet.vn
Hotline: 0903 342 137
Email: marketing@quatangletet.vn

Tác giả: Hồng Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.