Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền, đặc biệt là ở miền Bắc. Để làm nên những chiếc bánh chưng ngon, bạn cần phải chuẩn bị một cách tỉ mỉ từ khâu nguyên vật liệu cho đến quy trình thực hiện. Hiểu được điều này, Quà Tặng Lễ Tết sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh chưng xanh chuẩn vị miền Bắc với công thức đơn giản, có thể thực hiện tại nhà qua bài viết chi tiết dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng cho 5 cái
>>>Tham khảo thêm:
Trước khi học cách làm bánh chưng xanh chuẩn vị miền Bắc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu làm bánh chưng với khẩu phần 5 cái như sau:
- 1.5kg gạo nếp
- 800g đậu xanh không vỏ
- 300g thịt ba chỉ
- 2 muỗng canh hạt nêm
- 1.5 muỗng canh muối
- 50ml nước mắm
- ½ muỗng canh tiêu
- Lá dong hoặc lá chuối gói bánh (dựa trên số lượng bánh)
Sơ chế, chế biến nguyên liệu
Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên vật liệu làm bánh chưng Tết, hãy tiến hành sơ chế chúng. Đây là bước quan trọng vì sẽ quyết định đến chất lượng của thành phẩm:
Chọn lá dong
- Đầu tiên, bạn cần chọn những chiếc lá dong có màu xanh đậm, có độ bóng và cuống lá nhỏ. Lá dong được chọn sẽ tầm trung, không nên quá nhỏ hay quá to, là loại lá vừa, không quá già hay quá non. Nếu không có lá dong, bạn có thể thay thế bằng lá chuối, bánh cũng sẽ cho ra màu xanh tự nhiên khi nấu.
- Sau khi đã chọn những chiếc lá dong ưng ý, đem rửa sạch cả hai mặt lá. Lau lá thật khô bằng khăn sạch và phơi ở nơi thoáng gió để lá ráo nước và không nên phơi quá khô. Lá dong hoặc lá chuối càng sạch, bánh chưng sẽ đỡ bị mốc khi để lâu.
- Dùng dao rọc bớt phần sống lưng lá dong để lá bớt cứng lại. Bạn có thể cắt từ giữa lá trở về cuống, không nên cắt quá sâu vì sẽ làm rách lá.
Lạt tre (hoặc lạt giang)
Ngâm lạt tre (hoặc lạt giang) với nước cho đến khi mềm ra để khi gói bánh sẽ không bị gãy. Dây lạt sẽ được ngâm từ 10 – 20 phút trước khi gói để sợi lạt không quá cứng. Lạt tre có từ cây tre còn lạt giang sẽ có từ trong ống cây giang. Dù là loại nào đi chăng nữa, bạn cũng cần phải ngâm qua nước một lúc để sợi mềm hơn.
Ngâm gạo nếp
- Gạo nếp dùng để gói bánh chưng thường là nếp mùa hoặc nếp cái hoa vàng, tất cả hạt gạo đều phải bóng và đều màu. Trước khi sơ chế, hãy loại bỏ những hạt bị hư, gạo khác, hạt sạn bị lẫn vào trong rồi mới tiến hành vo sạch.
- Ngâm gạo với nước lạnh rồi để qua đêm trong vòng 6-8 tiếng. Sau khi ngâm xong, cho hết gạo ra rổ để ráo nước, thêm một chút muối trắng rồi xóc gạo nếp và trộn đều tay, một lưu ý nhỏ đó là hãy để ý đến lượng muối để gạo không bị mặn.
- Để gạo được thơm ngon hơn, bạn có thể xay lá dứa lấy nước rồi ngâm chung với gạo nếp, lúc này gạo sẽ có màu xanh tự nhiên và có mùi thơm dễ chịu.
Sơ chế đậu xanh
- Cách làm bánh chưng miền Bắc ngoài màu xanh của nếp còn có màu vàng của phần nhân được làm từ đậu xanh. Màu vàng là biểu tượng của sự may mắn và đủ đầy trong năm mới.
- Bạn có thể chọn đậu xanh có vỏ hoặc không vỏ để nấu bánh chưng. Nếu bạn chọn đậu xanh không vỏ, bạn chỉ cần vo sạch và loại bỏ những hạt xấu rồi ngâm trong nước khoảng 2-4 tiếng đến khi nở. Nếu bạn mua đậu xanh còn nguyên vỏ, bạn cần ngâm đến khi đậu tróc vỏ rồi đãi sạch. Cách này sẽ mất nhiều thời gian nhưng loại đậu xanh nguyên vỏ sẽ có độ thơm, ngon và sạch hơn.
- Sau khi ngâm, hãy vớt gạo ra để ráo và trộn đều với chút muối và tiêu. Tuỳ vào sở thích mỗi người, bạn có thể làm nhân bánh chưng dựa trên hai cách như sau:
- Cách 1: Hấp chín đậu xanh, trong khi đậu còn nóng bạn có thể dùng muỗng đánh nhuyễn đậu rồi nắm thành từng nắm có kích thước vừa phải.
- Cách 2: Hãy để nguyên đậu xanh đã nở, trộn với chút muối hoặc tiêu và gói bánh như bình thường.
Thịt ba chỉ
- Cách làm bánh chưng xanh ngon không thể thiếu thịt ba chỉ và hành khô. Đây là hai nguyên liệu quan trọng để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, với một chút béo của thịt mỡ. Nhân bánh chưng thường được làm từ thịt ba chỉ – loại thịt nửa nạc nửa mỡ có màu đỏ hồng mang đến sự may mắn cho gia đình. Hơn nữa, mỡ thịt còn tượng trưng cho sự sung túc và tài lộc đầu năm.
- Khi sơ chế, bạn cần rửa sạch thịt ba chỉ rồi để ráo. Cắt thịt thành miếng bản to tầm 4-5cm với độ dày khoảng 2cm. Tiếp theo, ướp thịt chung với các loại gia vị sao cho vừa miệng như hạt nêm, muối, tiêu (điều này rất cần thiết vì sẽ có vị thơm, cay cay khi bánh chín).
Hành khô
Hành khô sẽ giúp món bánh chưng Tết của bạn sẽ thơm hơn, tăng hương vị món ăn sau khi chín. Hành khô bóc sạch vỏ và thái nhỏ, hạt tiêu có thể mua sẵn bên ngoài hoặc tự xay tại nhà.
Cách làm bánh chưng xanh đơn giản nhất
Sau khi đã chuẩn bị và hoàn thành sơ chế các nguyên vật liệu, chúng ta có thể bắt tay vào thực hiện cách làm bánh chưng xanh chuẩn bị miền Bắc theo các bước như sau:
Làm sạch gạo nếp và ngâm lá dứa
- Đầu tiên, bạn cần xử lý gạo nếp trước khi làm bánh vì đây là bước cực kỳ quan trọng. Bạn có thể ngâm gạo nếp với nước tro – một cách làm được dân gian rất ưa chuộng vì sẽ giúp gạo mềm, dẻo và nhanh chín hơn trong khi nấu.
- Để bánh chưng Tết có màu xanh tự nhiên, một thành phần chính có thể làm được điều đó là lá dứa. Bạn có thể thay thế bằng lá riềng xay ra hoặc giã nhỏ lấy nước. Dùng phần nước này trộn với gạo nếp trước khi gói sẽ giúp bánh cho ra màu xanh tự nhiên một cách nhanh nhất.
- Một cách khác nữa đó là bạn có thể ngâm gạo nếp trong lá dứa hoặc dùng nước cốt chanh trộn vào nếp trước khi gói. Bánh chưng cũng sẽ cho ra một màu xanh đẹp tự nhiên như bạn mong muốn.
*Lưu ý: Để gạo ngấm dần màu xanh, thời gian chờ đợi lý tưởng nhất là 2-3 tiếng. Nếu bạn thấy gạo nếp đã mềm, có độ rã, bạn có thể vớt ra rồi để ráo nước và không cần đợi đủ thời gian như trên.
Xếp nguyên liệu vào khuôn và gói bánh
- Lá dong sau khi chọn mua về đem rửa sạch và phơi ráo nước. Một lưu ý nhỏ đó là bạn không nên phơi quá khô vì điều này sẽ làm mất đi màu xanh tự nhiên của lá. Trước khi gói bánh, bạn cần chần lá dong qua nước sôi để diệt hết vi khuẩn và nấm mốc có trên lá rồi lau khô để ráo. Điều này sẽ giúp bánh chưng Tết có màu xanh của lá kể khi sau khi nấu chín.
- Để bánh có hình dạng vuông vức đẹp mắt, bạn cần chuẩn bị một chiếc khung hình vuông để làm khuôn bánh.
- Xếp 4 chiếc lá dong vào trong khuôn bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. 3 miếng lá còn lại bạn cũng thao tác tương tự như vậy rồi đặt 4 lá xuống dưới khuôn, tiếp theo là cho nếp vào.
- Rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để cho phần giữa lõm xuống. Cho đậu xanh vào, để thịt lên rồi lại cho tiếp đậu xanh vào. Tiếp theo, rải tiếp phần nếp lên rồi phủ lại sao cho lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đều nhau.
- Cuối cùng, dùng dây lạt gói bánh lại, một lưu ý là không nên buộc lạt quá chặt vì bánh sẽ nở ra trong quá trình nấu.
Luộc bánh chưng
- Xếp bánh vào chiếc nồi lớn và đổ nước sao cho ngập mặt bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh chưng cỡ nhỏ sẽ tầm 5 tiếng, những chiếc to hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Nếu bạn dùng nồi áp suất, thời gian luộc bánh sẽ rút ngắn chỉ còn 1 tiếng. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nồi bánh cạn nước, bạn có thể châm nước kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian, bạn nên trở bánh lại và thay nước mới, nếu không bánh sẽ bị sống và không chín đều.
- Sau khi bánh chín hãy vớt ra và cho vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó, để bánh ráo nước và dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra ngoài giúp bánh không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Thời gian ép bánh phù hợp nhất là trong 5-8 tiếng.
Thành phẩm
Khi đã hoàn thành cách làm bánh chưng Tết, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Khi cần dùng, bạn chỉ cần hâm nóng bánh bằng lò vi sóng là được.
Bí quyết làm bánh chưng có màu xanh đẹp mắt
Để chiếc bánh có màu xanh tự nhiên đẹp mắt, bạn cần tìm hiểu thêm một số cách làm bánh chưng xanh với bí quyết như sau:
Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên
Nồi tole là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm trong quá trình nấu. Vì vậy, thay vì dùng loại nồi thông thường khác để nấu bánh chưng Tết, bạn có thể dùng loại nồi tole này để nấu bánh. Môi trường kiềm sẽ giúp giữ màu xanh đặc trưng của lá dong, vì vậy sẽ giúp cho bánh có màu xanh thật tự nhiên.
Ngâm nếp qua nước tro
Nước tro có tính kiềm nhẹ nên một số gia đình miền Trung trước khi nấu thường ngập nếp chung với nước tro. Việc này sẽ giúp nếp tăng độ kiềm, từ đó, nếp bánh sẽ trong hơn, bánh sẽ có màu xanh ngọc đẹp mắt nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon cần có của bánh chưng.
Dùng lá của củ riềng làm bánh chưng xanh
Bạn có thể dùng lá riềng xắt lát nhỏ, giã nhuyễn và chắt lấy nước. Từ đó, dùng nước riềng trộn với gạo nếp đã được ngâm qua nước tro sẽ giúp nếp dẻo và thơm. Hơn nữa, bánh sẽ có màu xanh tuyệt đẹp từ ngoài vào trong.
Dùng nước chanh hoặc nước lá dứa
Nước chanh và nước lá dứa là hai loại có thể tạo nên môi trường kiềm. Vì vậy, bạn có thể ngâm nếp trong nước dứa khoảng 3 tiếng. Đối với nước chanh có độ kiềm mạnh hơn nên bạn chỉ cần vắt hết nước chanh vào. Như vậy, bánh chưng sẽ nhanh chín và có màu xanh rất tự nhiên.
Dùng baking soda
Khi nấu bánh, bạn có thể cho vào một ít baking soda, lá bánh sẽ giữ được màu xanh và bánh cũng sẽ nhanh chín hơn. Bạn có thể tìm mua baking soda tại các cửa hàng bán đồ làm bánh, siêu thị, các kênh thương mại điện tử,… Bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng baking soda vì đây không phải là hoá chất độc hại rất an toàn cho người dùng.
Chần lá gói bánh qua nước sôi
Trước khi gói bánh, bạn nên chần lá dong hoặc lá chuối qua nước sôi để lá mềm, dễ gói hơn. Đồng thời, cách này còn giúp tiêu diệt và loại bỏ hết các mầm nấm mốc trên lá, giúp lá tươi xanh hơn.
Ngoài ra, lá dong sau khi mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước rồi dùng khăn sạch để lau từng chiếc một. Số lượng lá gói bánh còn phụ thuộc vào thời tiết như thế nào, nếu trời mát có thể dùng 6 lá, nếu là trời nóng phải dùng 10 lá để tiện cho việc bảo quản, bánh sẽ giữ được lâu hơn.
Rửa thật sạch nếp trước khi gói bánh
Rửa sạch nếp trước khi gói bánh sẽ giúp bánh có màu đẹp, thơm ngon và giữ được lâu hơn. Gạo nếp phải được đãi thật sạch qua nhiều nước đến khi nước trong là được. Như vậy, nếp sẽ được loại bỏ hết bụi cám bám quanh hạt nếp, bánh sẽ có màu trong xanh đẹp hơn.
Dùng lá dư chèn dưới đáy nồi
Khi nấu bánh, bạn có thể dùng lá dư để chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để giúp bảo vệ bánh không bị cháy nếu như cạn nước nhanh, nước nấu bánh sẽ trở nên xanh hơn.
Rửa bánh qua nước lạnh
Khi bánh đã nấu được một nửa thời gian, bạn có thể thay toàn bộ nước luộc bánh cũ bằng nước luộc mới. Như vậy, bánh sẽ có được vị thơm ngon và màu xanh tự nhiên. Sau khi đã luộc xong, bạn nên chuẩn bị một nồi nước lạnh và bỏ toàn bộ bánh vào rồi ngâm trong 20 phút. Một cách khác là bạn có thể rửa bánh sau khi luộc xong qua nước lạnh nhiều lần để bánh nhanh nguội.
Dùng vật nặng đè lên bánh chưng khi nấu xong
Bánh sau khi đã luộc xong, bạn có thể bày ra bàn rồi dùng mặt thớt hoặc các tấm ván có độ nặng nhất định để đè lên nhằm ép hết nước ra ngoài. Cách này sẽ giúp cho bánh được chắc chắn hơn và để được lâu hơn so với bình thường.
LỜI KẾT
Dù bạn đang ở đâu, mỗi độ xuân về chúng ta không thể nào thiếu món bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết để dâng lên ông bà, tổ tiên. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách làm bánh chưng xanh chuẩn vị miền Bắc, bạn có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết mà Quà Tặng Lễ Tết đã tổng hợp phía trên. Mong rằng những thông tin hữu ích sẽ giúp bạn có thể tự tay làm nên những chiếc bánh chưng để biếu cho gia đình, bạn bè.
>>Xem thêm: