Cứ mỗi đêm 30 Tết hằng năm, nhiều gia đình lại tất bật chuẩn bị mâm cúng để đón đêm giao thừa. Vậy mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì và quan trọng ra sao? Hãy cùng Quà Tặng Lễ Tết tìm hiểu những thông tin về tập tục cúng Giao thừa qua bài viết chi tiết dưới đây!
Vì sao cần phải cúng giao thừa?
>>>Tham khảo thêm:
Theo sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên của nhà nghiên cứu Minh Đường cho rằng, lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch là ngày lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là nghi lễ dâng hương vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và khởi đầu cho một năm mới.
Điều này mang ý nghĩa bỏ hết những điều xấu của năm cũ để chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới sắp đến. Không những vậy, lễ cúng giao thừa còn là dịp để rước ông bà tổ tiên về chơi lễ ngày Tết và chứng kiến cảnh con cháu vui vẻ, tận hưởng cảm giác đoàn viên bên gia đình.
Mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì?
Mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì và nên cúng như thế nào là điều mà ai cũng thắc mắc khi lần đầu chuẩn bị. Dưới đây là cách chuẩn bị mâm cúng 30 Tết ngoài trời và trong nhà mà bạn có thể tham khảo:
Mâm cúng 30 Tết ngoài trời chuẩn nhất
Mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì và cúng ngoài trời như thế nào? Tùy theo từng vùng miền, mâm cúng 30 Tết ngoài trời sẽ có phần khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm đó là phải có mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, trà, muối, gạo, quần áo và mũ nón thần linh. Nếu chuẩn bị lễ mặn, các món ăn sẽ gồm có thịt heo luộc hoặc gà trống luộc, bánh chưng, xôi, hoa tươi,… Đối với những gia đình Phật tử nên chọn cúng lễ chay và hoa quả.
Mâm cúng phải được bày biện đầy đủ trước nhà và tuyệt đối không cúng trong nhà hay ngoài ban công. Chờ đúng khoảnh khắc gần giao thừa, các gia chủ cần ăn mặc chỉn chu, gọn gàng và chuẩn bị các thao tác như thắp đèn, rót rượu, rót trà, khấn vái trước bàn cúng. Lúc này, gia chủ cần thành tâm khấn vái, mời thập phương chư thần, chư thiên chứng giám, mong cầu nguyện vọng của gia chủ.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc cho phép người thân đã khuất có thể trở về nhà để được hưởng hương hỏa và đón năm mới cùng con cháu.
Mâm cúng giao thừa trong nhà đầy đủ
Bên cạnh lễ cúng ngoài trời, gia chủ nên chuẩn bị thêm mâm cúng giao thừa trong nhà mới gọi là thực hiện đầy đủ nghi lễ. Vậy mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì và mâm cúng trong nhà cần chuẩn bị ra sao? Tương tự như mâm cúng ngoài trời, gia chủ có thể chuẩn bị mâm ngũ quả, nến, hương, hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng hoặc bánh tét, bánh kẹo,… có thể chọn cúng cỗ chay hoặc mặn đều được.
Thực tế, mâm cúng giao thừa trong nhà chính là cúng bái tổ tiên và mời họ về nhà đón năm mới với con cháu theo tín ngưỡng dân gian của người Việt lẫn người Hoa. Đồng thời, mâm lễ còn là lời cảm ơn của con cháu đến với ông bà tổ tiên đã đồng hành, phù hộ độ trì cho con cháu thoát khỏi tai ương, giúp con cháu học và và làm việc thuận lợi.
Thông thường, mâm lễ cúng trong nhà cũng sẽ được thực hiện sau khi mâm lễ trước nhà kết thúc, tập tục này còn gọi là “nghênh tân, tiễn cửu”. Điều này mang ý nghĩa mời các chư thần, hành quan năm mới đến nhà và cung tiễn, cảm tạ quan hành cũ.
Một số câu hỏi liên quan khi cúng giao thừa
Bên cạnh câu hỏi mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì, dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến việc cúng giao thừa nếu như bạn còn có những thắc mắc chưa giải đáp được:
Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Theo quan niệm dân gian, các gia đình nên cúng ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà sau với mục đích “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới và tiễn đưa quan hành khiển cũ.
Cỗ cúng trong nhà sẽ dành cho ông bà, tổ tiên, cỗ cúng trong nhà sẽ dành cho cúng Trời, Phật. Ai cũng mong rằng qua thời khắc thiêng liêng của năm cũ qua đi và năm mới đến với sự bình an và hạnh phúc. Chính vì vậy, chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao thừa chính là lễ nghi truyền thống từ xưa đến nay.
Có nên cúng giao thừa ngoài trời không?
Đối với các gia đình có nhà là sân vườn, nhà cửa rộng rãi, việc cúng giao thừa ngoài trời lẫn trong nhà sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên, đối với những gia đình sống ở chung cư với diện tích chật hẹp, không có sân vườn, các gia đình chỉ cần chuẩn bị mâm cúng trong nhà, không nhất thiết phải cúng ngoài trời.
Bên cạnh đó, mâm cúng ngoài trời nên được tiến hành trên mặt đất để đảm bảo thiên địa được hòa hợp. Tuy nhiên, đối với những gia đình ở chung cư vẫn muốn cúng ngoài trời, gia chủ nên xuống dưới tòa chung cư rồi thắp nhang đúng vị trí tầng nhà của mình.
Cúng giao thừa ngoài trời lúc mấy giờ?
Đối với lễ cúng giao thừa, sau khi mọi thứ đã được chuẩn bị đầy đủ, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi thức cúng giao thừa vào lúc kết thúc năm cũ, tức giờ Hợi kết thúc (12 giờ đêm của ngày 30 tháng Chạp Âm lịch). Đây là lúc gia chủ sẽ thắp nhang và tiến hành khấn xin các vị thần. Tất cả các thành viên trong gia đình có thể cùng khấn vái hoặc từng thành viên sẽ khấn vái.
Sau khi cúng xong, khi nhang gần tàn, gia chủ có thể tiến hành đốt giấy tiền vàng mã. Thông thường, bàn cúng giao thừa sẽ không được dọn dẹp ngay mà thường sẽ để luôn đến sáng hôm sau.
Cúng giao thừa 2024 màu gì?
Năm 2024 thuộc năm Giáp Thìn, thuộc thiên can Giáp (Mộc), nên năm 2024 cúng Giao thừa nên là màu xanh lá. Hãy chuẩn bị đầy đủ ngựa giấy, bài vị, quần áo, mũ mão cúng quan hành khiển năm 2024 tất cả đều là màu xanh lá.
LỜI KẾT
Vậy là Quà Tặng Lễ Tết đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì? Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ hỗ trợ bạn trong việc tiến hành các nghi thức cúng Giao thừa một cách thuận lợi trong năm Giáp Thìn 2024 này!
>>Xem thêm: