Ý nghĩa câu mùng 1 tết cha mùng 2 tết mẹ mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?

mùng 1 tết cha mùng 2 tết mẹ mùng 3 tết thầy

Mỗi khi Tết đến câu tục ngữ “mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy” lại được nhắc đi, nhắc lại như một nét đẹp truyền thống ngày Tết. Vậy câu tục ngữ này có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Quà Tặng Lễ Tết tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa câu mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc của câu mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy

Câu tục ngữ mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy đã xuất hiện từ xa xưa và dần trở thành truyền thống ngày Tết được các cụ truyền lại cho con cháu. Vậy nguồn gốc bắt nguồn từ đâu?

>>>Tham khảo thêm:

Mùng 1 Tết cha mồng ba Tết thầy

Nguồn gốc của câu mùng 1 Tết cha mồng ba Tết thầy
Nguồn gốc của câu mùng 1 Tết cha mồng ba Tết thầy

Theo nghiên cứu từ sách xưa câu tục ngữ mùng một Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy không được ghi nhận trong bất kỳ quyển sách nào trước đây. Ngược lại, câu mùng 1 Tết cha, mồng ba Tết thầy lại được ghi nhận trong cuốn sách Hán Nôm mang tên “Nam âm sư loại” do Vũ Thành Công biên soạn vào năm 1925. 

Gần đây nhất, bậc cựu học Trần Duy Vôn đã biên soạn sách mang tên “Câu cửa miệng” năm 1999 cũng chỉ ghi nhận câu tục ngữ mùng 1 Tết cha mồng ba Tết thầy. Tuy được in khá muộn, nhưng sách “Câu cửa miệng” đã được biên soạn rất lâu trước đây, cho thấy nguồn gốc xa xưa của câu tục ngữ trên. 

Mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy

Nguồn gốc của câu mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy
Nguồn gốc của câu mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy

Mặc dù không được ghi nhận trong bất kỳ cuốn sách sử nào, nhưng câu tục ngữ mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy vẫn vô cùng phổ biến. Những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian vẫn luôn đặt giả thuyết câu tục ngữ hoàn chỉnh chính là “mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy” và nó đã được ghi chép sót hoặc cố tình bỏ bớt. Trong lễ giáo ngày xưa, phụ mẫu luôn đi cạnh bên nhau để thể hiện đạo hiếu của người nho sĩ. Như vậy, tư tưởng đạo hiếu trong Nho Giáo của người Việt xưa mới trọn vẹn. 

Tuy vậy, giới nghiên cứu văn hóa dân gian vẫn sục sôi cho rằng câu tục ngữ mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy là dạng câu dân gian mới khi có đến 3 vế, kết cấu câu dạng nối kéo theo, dài ra cho có vần vè. Tuy vậy, nhưng khi câu tục ngữ ra đời, ý nghĩa câu mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy lại vẹn tròn hơn và trở thành phương châm ứng xử đẹp, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn nguồn” và “tôn sư trọng đạo” của người Việt ta. 

Mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?

Nghe “ mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” đã lâu, bạn đã hiểu hết ý nghĩa của câu tục ngữ chưa. Sau đây là ý nghĩa câu tục ngữ hoàn thiện nhất, theo dõi ngay!

Ý nghĩa câu mùng 1 Tết cha

Ý nghĩa của câu mùng 1 Tết cha
Ý nghĩa của câu nói “mùng 1 Tết cha”

Theo quan niệm xưa, cha đại diện cho họ hàng bên nội. Vì thế, ý nghĩa mùng 1 Tết cha hướng về Tết bên nội. Thời điểm mùng 1, cả gia đình sẽ tập trung bên nhà nội cũng bái tổ tiên, chúc Tết ông bà cha mẹ và dùng bữa cơm thân mật đầu năm. Sau đó, cả gia đình có thể cùng nhau đi đến thăm hỏi và chúc Tết họ hàng thân thiết bên nội, chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành. 

Hơn nữa, trong văn hóa Việt và tư tưởng nho giáo trước giờ luôn đặt nặng chữ hiếu lên đầu. Vậy nên, ngày mùng 1 đầu năm mới – ngày quan trọng nhất, con cháu phải tỏ lòng hiếu kính với phụ mẫu – người có ơn sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta, đặc biệt bên họ nội – bên cha đầu tiên. 

Ý nghĩa câu mùng 2 Tết mẹ

Ý nghĩa câu nói mùng 2 Tết mẹ
Ý nghĩa câu nói “mùng 2 Tết mẹ” lưu truyền trong dân gian

Tiếp đến ý nghĩa mùng 2 Tết mẹ hay còn được gọi là Tết ngoại. Khi này, cả gia đình sẽ cùng xuất hành sang chúc Tết nhà ngoại, tức bên “mẹ”. Như đã nói, Tết là thời điểm con cháu thể hiện sự hiếu kính, lòng biết ơn với đấng sinh thành, đặc biệt là hai bên nội ngoại. 

Cả cha và mẹ đều quan trọng như nhau, không thể bên trọng bên khinh. Vì thế, nếu mùng 1 Tết cha, mùng 2 chắc chắn là thời điểm để con cháu về bên ngoại, chúc Tết và xum vầy. Đặc biệt là với những nàng dâu lấy chồng xa xứ, câu tục ngữ “mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ” mang ý nghĩa giúp họ trở về, sum vầy và thăm hỏi, hàn huyên với gia đình mẹ đẻ, sau thời gian dài không gặp. 

Ý nghĩa của câu mùng 3 Tết thầy

Ý nghĩa của câu nói "mùng 3 Tết thầy"
Ý nghĩa của câu nói “mùng 3 Tết thầy” trong đời sống dân tộc

Từ xưa, trong tư tưởng nho giáo đã đưa ra triết lý về Quân – Sư – Phụ, có nghĩa đầu tiên là vua, sau đến là thầy và cuối cùng là phụ mẫu. Triết lý trên đã cho thấy tinh thần tôn sư trọng đạo từ xưa của ông cha ta. Và ngày mùng 3 Tết, chính là thời điểm các học trò thể hiện sự biết ơn sâu sắc với công lao dạy dỗ của thầy cô. 

Khi chưa có ngày “Nhà giáo Việt Nam – 20/11”, Tết thầy trở thành cơ hội để các thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người thầy giáo, cô giáo – những người “đưa đò”, tiếp bước con em trên chặng đường tri thức. Do đó, mùng 3 Tết thầy dường như đã trở thành truyền thống, dịp để mọi người tụ họp, giao lưu với nhau và thăm hỏi thầy cô xưa. 

LỜI KẾT

Trên đây là những giải đáp về nguồn gốc và ý nghĩa của câu mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy được Quà Tặng Lễ Tết sưu tầm và tổng hợp lại. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể hiểu hơn về truyền thống lễ Tết của người Việt ta. Và dù là Tết nào, cũng đừng quên chọn những món quà Tết thật ý nghĩa để tỏ lòng tri ân, tình cảm với cha mẹ, thầy cô đầu năm mới nhé! Ghé ngay Quà Tặng Lễ Tết để tham khảo những set quà tết chất lượng đầu năm nào!

LIÊN HỆ QUÀ TẶNG LỄ TẾT

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, p.14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Website: https://quatangletet.vn/
Hotline: 0903 342 137
Email: marketing@quatangletet.vn

Tác giả: Hồng Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.