Ngày Tết cúng cơm mấy lần là đủ? Cách cúng Tết bạn đã biết

Ngày Tết cúng cơm mấy lần

Mỗi khi Tết đến, gia đình nào cũng tất bật chuẩn bị lễ cúng chu đáo, đầy đủ cho ông bà, gia tiên. Tuy nhiên, ngày Tết cúng cơm mấy lần, cúng những gì vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các phong tục, văn hóa ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam, hôm nay Quà Tặng Lễ Tết sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến các lễ cúng ngày Tết, cách cúng và văn khấn từng ngày một cách chi tiết nhất. Tham khảo ngay nhé!

Cúng cơm ngày Tết mấy lần?

>>>Tham khảo thêm:

Cúng cơm ngày Tết mấy lần?
Cúng cơm ngày Tết ngày mấy lần?

Trải qua hàng ngàn năm, phong tục cúng cơm ngày Tết vẫn luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, không phải gia đình nào cũng còn nắm rõ được các phong tục Tết của ông cha ta ngày trước. Vì thế, không phải ai cũng biết được nên cúng cơm ngày tết ngày mấy lần.

Thì theo truyền thống xưa cũ, được truyền lại từ ông bà ta, thông thường trong gia đình ngày Tết sẽ cúng cơm vào buổi sáng trước 10 giờ. Và để như vậy đến trưa sẽ hạ ban thờ để ngày hôm sau tiếp tục cúng những món ăn khác. Những lễ vật được dâng cúng trong ngày, sẽ được sử dụng trong gia đình, cũng có thể được dùng để đãi khách.

Vì vậy, trong một ngày, cúng cơm ngày Tết sẽ là một lần, và cúng liên tiếp trong 3 ngày tết đến khi hóa vàng đốt Tết. Ngoài 3 ngày Tết, chúng ta cũng có những ngày cúng khác, các bạn cùng theo dõi ở phần bên dưới nhé!

Ngày Tết cúng cơm bao nhiêu lần?

Cúng cơm ngày Tết ngày mấy lần còn tùy thuộc vào quan niệm mỗi gia đình, mỗi vùng miền. Nhưng dựa trên các lễ cúng ngày Tết, ta có thể thấy có 5 ngày cúng cơm không thể thiếu là cúng ông Công, ông Táo, cúng tất niên, cúng giao thừa, cúng nguyên đán và cúng hóa vàng. Cùng đi sâu vào tìm các lễ này để tìm hiểu thực tế ngày Tết cúng cơm mấy lần và Tết cần cúng những ngày nào nhé!

Cúng ông Công, ông Táo

Ngày Tết cúng cơm mấy lần - Cúng ông Công, ông Táo
Tết cần cúng những ngày nào? – Cúng ông Công, ông Táo

Cứ mỗi khi đến 23 tháng chạp hằng năm, mọi người lại chuẩn bị lễ cúng đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời. Theo truyền thuyết dân gian, ông Công, ông Táo là cách gọi tắt của “2 ông, 1 bà”, vị thần canh giữ bếp núc, đất đai và nhà cửa cho mọi người. Sau một năm canh giữ, vào thời điểm sắp chuyển giao năm mới, mọi người sẽ làm lễ cúng để đưa tiễn Táo quân trở lại thiên đình, báo cáo mọi việc cho Ngọc Hoàng để định công – tội. 

Lễ cúng ông công ông táo lớn nhỏ sẽ tùy vào điều kiện gia đình và phong tục từng vùng. Mâm cơm cúng lễ có thể là chay hoặc mặn, tuy nhiên không thể thiếu các lễ vật như 2 mũ ông, 1 mũ bà, vàng mã, cá chép, nhang đèn, gạo muối, nước sạch. Sau khi ông Công, ông Táo bẩm báo xong, vào ngày 30 tháng chạp gia đình sẽ làm thêm một lễ cúng tương tự để rước ông Công, ông Táo về đón Tết cùng gia đình. Như vậy, ngày Tết cúng cơm mấy lần đã có 1 phần câu trả lời rồi đấy. 

Cúng Tất niên

Ngày Tết cúng cơm ngày mấy lần? - Cúng Tất niên
Tết cần cúng những ngày nào? – Cúng Tất niên

Cúng Tất niên là một trong các lễ cúng ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền quan trọng nhất của người Việt. Lễ cúng là cách con cháu bày tỏ lòng thành kính với gia tiên, ông bà đã khuất. Ngoài ra, đây còn là dịp để con cháu trong gia đình sum vầy, quây quần bên mâm cơm gia đình đầm ấm. 

Tất niên ngày Tết cúng cơm mấy lần? Thông thường, tất niên sẽ được cúng vào ngày 30 Tết, có thể sáng, trưa hoặc chiều tối đều được. Trong ngày này, gia đinh sẽ chỉ chuẩn bị một lần mâm cúng trong ngày để mời gia tiên về ăn Tết với gia đình, đồng thời cầu mong may mắn, thịnh vượng và xui đuổi những điều xui xẻo trong năm mới. 

Mâm cỗ cúng tất nhiên cũng được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo hơn so với các lễ cúng ngày Tết khác. Mâm cơm cúng cần có đầy đủ các món ăn truyền thống gồm cả chay và mặn. Tùy vào phong tục từng vùng mà các món ăn trên mâm cỗ Tất niên sẽ có sự thay đổi. Nhưng nhìn chung không thể thiếu các món ăn cổ truyền như gà, xôi gấc, bánh Chưng, bánh Tét,… 

Cúng giao thừa

Ngày tết cúng cơm mấy lần? - Cúng giao thừa
Tết cần cúng những ngày nào? – Cúng giao thừa

Tiếp ngay sau lễ cúng Tất niên chính là giao thừa – thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Theo quan niệm dân gian, cúng giao thừa sẽ được thực hiện vào nửa đêm 30 Tết hoặc 31 Tết (nếu tháng đủ) và rạng sáng mùng 1 Tết khi đồng hồ điểm 12 giờ khuya. Lễ cúng sẽ cần chuẩn bị hai mâm cơm cúng để thực hiện cúng cả trong nhà và ngoài trời. 

Mâm cơm cúng giao thừa sẽ tùy vào điều kiện mỗi gia đình, có nhà chuẩn bị khá đơn giản chỉ gồm đĩa xôi, chén chè, hoa tươi và nhang đèn. Nhưng đầy đủ nhất, vẫn là nên chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, đèn, nến, muối gạo, trầu cau, trà, xôi, bánh chưng và các món ăn truyền thống Tết tùy vùng. Ví dụ như mâm cơm cúng ngày Tết miền Bắc sẽ không thể thiếu các món như canh bóng lợn, miến xào, thịt đông, bánh chưng,… Ngược lại mâm cơm miền Nam sẽ bao gồm thịt kho hột vịt, canh khổ qua, bánh mứt Tết, bánh Tết,..

Đồng thời, người ta tin rằng giao thừa là thời điểm mà mọi điềm hay, gỡ đều sẽ ảnh hưởng đến may mắn, phước lộc của các thành viên gia đình trong năm mới. Do đó, mọi sự kiêng kỵ sẽ được thực kể từ giây phút giao thừa cho đến hết Tết để đảm bảo may mắn, thịnh vượng cho các thành viên trong gia đình. 

Như vậy, chỉ tính đến thời điểm cúng giao thừa, ngày Tết cúng cơm mấy lần đã lên đến con số 5. Bạn cần lưu ý để chuẩn bị cho thật đầy đủ các lễ nghĩa với gia tiên, thần phật trong ngày này để đem đến may mắn, tài lộc cho gia đình. 

Cúng Nguyên đán

Cúng cơm ngày Tết ngày mấy lần - Cúng Nguyên đán
Tết cần cúng những ngày nào? – Cúng Nguyên đán

Khi được hỏi ngày Tết cúng cơm mấy lần, có lẽ lễ cùng Nguyên Đán chiếm phần nhiều nhất. Lễ cúng Nguyên Đán bắt đầu từ sáng mùng 1 Tết kéo dài liên tục trong 3 ngày Tết, đến khi đưa tiễn ông bà về chốn hương linh. 

Cúng Nguyên Đán quan trọng nhất là buổi sáng ngày mùng 1, nên mâm cơm cúng cũng được chuẩn bị chỉn chu và đầy đủ nhất. Còn với các mâm cơm cúng tiếp theo có thể đơn giản hơn, không quá cầu kỳ nhưng cần đủ các món chính như bánh chưng, giò, gà, canh,.. 

Có cần làm cơm cúng 3 ngày Tết? Cúng cơm 3 ngày Tết ngày mấy lần sẽ phụ thuộc vào mỗi gia đình, có nhà sẽ cũng đầy đủ cả sáng và chiều mỗi ngày, nhưng có nhà lại chỉ cúng buổi sáng và bỏ qua buổi chiều. Dù cúng theo cách nào, trên bàn thờ gia tiên vẫn phải đầy đủ nhang đèn và không để tắt lửa. 

Nếu tính theo cách cúng ngày Tết đầy đủ mỗi ngày, ngày Tết cúng cơm mấy lần có thể rơi vào khoảng 6 – 9 lần, chỉ tính riêng cúng Nguyên Đán. Vậy tổng đến thời điểm này, gia chủ cần cúng khoảng 11 mâm cơm. 

Cúng hóa vàng

Ngày Tết cúng cơm mấy lần? - Cúng hóa vàng
Tết cần cúng những ngày nào? – Cúng hóa vàng

Cúng hóa vàng hay còn gọi lễ tiễn đưa ông bà trở về cỏi hương linh, là lễ cúng cuối cùng của ngày Tết thường diễn ra từ mùng 3 đến mùng 7 tùy vào từng gia đình. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường sẽ thực hiện lễ cúng vào mùng 3 Tết để có thể rời nhà đi làm hoặc du lịch trong những ngày Tết tiếp theo. 

Hóa vàng ngày Tết cúng cơm mấy lần? Về cơ bản, cúng cơm trong lễ hóa vàng chỉ thực hiện 1 lần. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng hóa vàng cũng không quá câu nệ tùy vào hoàn cảnh từng gia đình, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính trang nghiêm và những lễ vật cần có như vàng mã, nhang đèn, hoa tươi, gạo muối,… 

Tổng lại, số lần cúng cơm ngày Tết cần chuẩn bị là 12 lần. Tuy nhiên số lần này tùy vào từng lễ cúng và phong tục của địa phương bạn, bạn có thể tìm hiểu thêm và thực hiện đúng, đủ nhé!

Văn khấn cúng cơm 3 ngày Tết

Theo các lễ cúng ngày Tết kể trên, cúng Nguyên Đán phải thực hiện trong 3 ngày đầu năm mới là cả mùng 1, mùng 2 và mùng 3. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, mâm cơm cúng thì văn khấn cúng cơm 3 ngày Tết cũng rất quan trọng. 

Sau đây là bài cúng cơm 3 ngày Tết chuẩn nhất mà Quà Tặng Lễ Tết đã tổng hợp, bạn có thể tham khảo qua: 

Văn khấn cúng mùng 1 Tết

Ngày Tết cúng cơm mấy lần? - Văn khấn cúng cơm mùng 1 Tết
Ngày Tết cúng cơm mấy lần? – Văn khấn cúng cơm mùng 1 Tết

Cúng lễ Tết mùng 1 khá quan trọng, không chỉ cần chỉn chu lễ vật, bài cúng cơm ngày Tết cũng cần chuẩn, đầy đủ thông điệp. Sau đây là văn khấn Tết mùng 1 chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo:

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Con xin kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay nhân ngày mùng 1, tháng Giêng, năm Giáp Thìn 2024.

Chúng con là: … (tên họ gia chủ)

Hiện cư ngụ tại: … (địa chỉ số nhà cụ thể)

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mùng 1 đầu xuân, đón mừng năm mới.

Chúng con tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới thịnh vượng, mọi sự thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Kết lễ, niệm Nam mô A Di Đà Phật và cúi lạy(3 lần).”

Văn khấn cúng mùng 2 Tết

Ngày Tết cúng cơm mấy lần? - Văn khấn cúng cơm mùng 2 Tết
Ngày Tết cúng cơm mấy lần? – Văn khấn cúng cơm mùng 2 Tết

Theo thông tin ngày Tết cúng cơm mấy lần nêu trên, vào 3 ngày Tết gia chủ cần cúng cơm cho ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, cúng cơm ngày Tết ngày mấy lần sẽ phụ thuộc điều kiện của gia đình, có thể là 1 hoặc 2 – 3 lần mỗi bữa cơm. Khi cúng, gia chủ cần đọc văn khấn như sau:

“Nam mô A di đà Phật (đọc và vái 3 lần).

Nam mô Đại từ Đại bi Quán thế âm Bồ tát (đọc và vái 3 lần).

Hôm nay, nhân ngày mùng 2, tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024.

Tại: … (địa chỉ nhà cụ thể)

Con là: … (tên gia chủ) cùng toàn gia kính bái.

Con xin kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con xin kính lạy các vị Tổ bá, Tổ thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nhân ngày đầu Xuân năm mới, con đọc bài văn khấn mùng 2, tháng Giêng, năm Giáp Thìn 2024.

Toàn gia chúng con thành tâm xin chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án.

Chúng con kính xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở cho chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.

Chúng con xin kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, mọi sự hanh thông, mọi điều an lành.

Chúng con xin kính cáo!

Nam mô A di đà phật! (3 lần và cúi lạy).”

Văn khấn cúng mùng 3 Tết

Ngày Tết cúng cơm mấy lần? - Văn khấn cúng cơm mùng 3 Tết
Ngày Tết cúng cơm mấy lần? – Văn khấn cúng cơm mùng 3 Tết

Bài cúng cơm ngày Tết mùng 3 hay còn được gọi lễ cúng hóa vàng, đưa tiễn tiên linh trở về âm trạch cũng là một trong những lễ cúng cần chỉn chủ, vẹn toàn. Sau đây là văn khấn đưa tiễn ông bà chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo qua: 

“Nam mô A-Di-Đà Phật (khấn 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con xin kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Con xin kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con xin kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh đang ngự trên đất này.

Nhan hôm nay ngày mùng 3, tháng Giêng, năm Giáp Thìn 2024.

Con là: … (họ tên gia chủ đầy đủ)

Tuổi: … 

Hiện cư ngụ tại: … (địa chỉ nhà cụ thể)

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần).”

LỜI KẾT

Như vậy, thông qua bài viết trên đây Quà tặng Lễ Tết đã giúp bạn biết được ngày Tết cúng cơm mấy lần là đủ. Thật ra cũng không có con số cụ thể nào quy định gia chủ thực hiện đủ đủ các lễ cúng ngày Tết nêu trên, có thể giản lược bớt một số lễ cúng ngày Tết Nguyên Đán không cần thiết, nhưng vẫn cần phải đảm bảo đủ 5 lễ theo mốc thời gian trên. Hy vọng những thông tin này, sẽ giúp bạn thực hiện các lễ tiết ngày Tết một cách tốt hơn, đem đến năm mới thịnh vượng, may mắn cho gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.