Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta là chủ đề được nhiều người thảo luận vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Dù là Tết Tây hay Tết Ta, đây đều là những sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo quan niệm của phương Tây và phương Đông. Không khí ngày Tết ngày càng đến gần, hãy cùng Quà Tặng Lễ Tết tìm hiểu về sự khác biệt này qua bài viết chi tiết dưới đây.
Tại sao lại có Tết?
Vì sao lại có Tết – “Tết” là sự kiện được hình thành từ quỹ đạo của Mặt trời và Mặt trăng theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ chuyển động sẽ tạo thành thời khắc chuyển giao, đánh dấu cột mốc mới giữa ngày – đêm, tháng – năm. Tết Tây có tên gọi khác là Tết Dương lịch và sẽ được tính dựa trên chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời. Một chu kỳ quay của Trái đất quanh mặt trời sau khi kết thúc sẽ là 365 ngày.
Khác với Tết Tây, Tết Ta hay Tết Âm lịch sẽ được tính dựa trên chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất. Quỹ đạo của Mặt trăng quay xung quanh Trái đất sẽ có chu kỳ từ 28 đến 30 ngày. Theo đó, người Phương Đông đã chọn ngày đầu tiên của tháng 1 dựa theo lịch Mặt trăng sẽ là ngày bắt đầu năm mới. Có thể nói, sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta đó là dựa theo chu kỳ quay của Mặt trời – Trái đất – Mặt trăng hình thành.
Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta
Để tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta, dưới đây là một số yếu tố nổi bật về sự khác biệt này:
Về thời điểm đón Tết
Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta có thể kể đến yếu tố đầu tiên đó là thời điểm đón Tết. Nếu các nước phương Tây đón Tết vào ngày 01/01 Dương lịch để bắt đầu một năm mới, các nước phương Đông, trong đó có Việt nam sẽ dựa theo lịch Âm, nghĩa là năm mới sẽ muộn hơn khoảng 1-2 tháng.
Lịch dương và lịch âm đều được xây dựng dựa trên chu kỳ chuyển động của hệ mặt trời gồm có vòng quay của Trái đất quanh chính nó (một ngày), quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái Đất quanh Mặt trời (một năm), quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái đất (một tháng).
Vì vậy, hệ thống lịch âm dương sẽ phức tạp hơn vì số ngày và tháng trong một năm sẽ không được cố định. Lịch âm sẽ dựa vào chu kỳ thiên văn chính xác còn lịch dương sẽ chia thành tập hợp ngày, nó sẽ gần giống với chu kỳ của thiên văn nhất.
Thời gian nghỉ lễ
Tết Tây và Tết Ta khác nhau còn dựa vào thời gian nghỉ lễ. Đối với Tết Dương, học sinh, sinh viên và người lao động sẽ được nghỉ một ngày vào ngày đầu tiên đó là 01/01. Nếu như ngày này trùng với các ngày cuối tuần như Thứ bảy, Chủ nhật, tất cả sẽ được nghỉ bù thêm một ngày nữa.
Số ngày nghỉ của Tết Âm lịch sẽ kéo dài hơn sẽ từ 1-3 tuần, tuỳ vào mỗi đối tượng. Ví dụ, học sinh có kỳ nghỉ Tết Âm lịch khoảng 2 tuần, sinh viên sẽ kéo dài hơn gần một tháng hoặc nhiều hơn. Đối với người lao động, họ chỉ được nghỉ Tết trong một tuần. Khác với người phương Đông, thời gian nghỉ Tết của người phương Tây chỉ vỏn vẹn 2-3 ngày và thường rơi vào Tết Dương lịch, họ sẽ không ăn Tết Âm lịch.
Các hoạt động trong ngày Tết
Để đón chào một năm mới, nhiều nơi sẽ tổ chức các sự kiện phổ biến như bắn pháo bông, trao nhau lời chúc ý nghĩa đầu xuân, dọn dẹp và trang trí nhà cửa,… Tuy nhiên, sự khác biệt của Tết Tây và Tết Ta còn dựa vào các hoạt động khác nhau giữa người phương Tây và phương Đông.
Theo văn hoá phương Đông, trong ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người sẽ tổ chức tiệc Tất niên để ăn mừng và chào tạm biệt năm cũ. Vào ngày này, mọi người sẽ quay quần bên nhau dù gần hay xa, nấu mâm cơm truyền thống dâng bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn đến những thế hệ đi trước.
Vào ngày mùng 1 Tết của người phương Đông, các gia đình sẽ đốt hương trầm để khấn vái tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Ngoài ra, mọi người còn có thể đi chùa, ghé thăm nhà họ hàng và bạn bè để chúc Tết. Trẻ nhỏ còn nhận được lì xì từ người lớn để đánh dấu cột mốc thêm một tuổi mới.
Nếu như người phương Đông xem trọng việc đoàn viên thì người phương Tây sẽ có xu hướng ngoại giao hơn. Họ sẽ đến các quảng trường và chờ đếm ngược thời gian bước sang năm mới hoặc ăn uống cùng nhau. Đối với người phương Tây, họ sẽ không có các hoạt động như du xuân, hái lộc đầu năm, ghé chùa xin lộc cho gia đình,… Tựu chung lại, Tết Tây và Tết Ta ở các nước phương Đông sẽ có nhiều phong tục đặc trưng hơn để đón chào năm mới.
Các quan niệm về năm mới
Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta còn dựa vào các quan niệm trong những ngày đầu năm mới. Nếu như người phương Tây quan niệm năm mới là sẽ phấn đấu, cố gắng sống tích cực hơn thì người phương Đông sẽ có những tín ngưỡng, kiêng kỵ khá nhiều nhằm tránh những điều xui xẻo trong năm mới.
Cụ thể, người phương Đông trong đó có Việt Nam sẽ kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết với mong muốn không quét hết tài lộc cả năm ra khỏi nhà. Ngoài ra, họ còn có một số điều kiêng kỵ như không làm vỡ đồ đạc trong năm mới, kiêng cho lửa và nước, tránh cãi nhau to tiếng với người khác,… Tất cả những điều trên đều có một điểm chung đó là niềm tin vào một năm mới an lành, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Tết Tây và Tết Ta có gì?
Tết Tây và Tết Ta có gì vào những ngày đầu năm mới? Đối với người phương Tây, vào ngày 01/01 hằng năm, họ sẽ ra ngoài ăn mừng và gặp gỡ bạn bè. Các hoạt động trong ngày nghỉ Tết của người phương Tây sẽ ít hơn nhiều so với người phương Đông vì họ thường dành thời gian cho những hoạt động mang tính tập thể bên ngoài.
Nhiều người thường thắc mắc vì sao họ không dành thời gian cho gia đình vào ngày này? Câu trả lời đó là vì họ đã dành thời gian khoảng thời gian ý nghĩa và quan trọng này vào đêm 24/12 – tức là lễ Giáng Sinh, ngày lễ Kito giáo. Họ sẽ dành toàn thời gian cho gia đình, con cái và đây cũng là khoảnh khắc đoàn viên của người phương Tây.
Khác với người phương Tây, người phương Đông sẽ mua sắm, trang trí đường phố và nhà cửa từ ngày Ông Táo về trời (23/12 Âm lịch). Đêm giao thừa là thời khắc vô cùng quan trọng đối với người phương Đông và họ sẽ kiêng cữ trong những ngày đầu năm mới như không quét nhà, làm rơi vỡ vật dụng, chọn người phù hợp để xông đất,…
Đặc biệt, trong gia đình của người phương Đông sẽ có một số thứ đặc trưng như bánh chưng, cành mai vàng, cành đào tươi, chậu quất,… Trẻ nhỏ sẽ được nhận được phong bao lì xì vào dịp đầu năm như đánh dấu một cột mốc thêm tuổi mới.
LỜI KẾT
Trên đây là những thông tin tổng hợp về sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta mà Quà Tặng Lễ Tết đã cung cấp cho bạn đọc. Mong rằng với những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những ngày lễ Tết tại các khu vực khác nhau trên thế giới, từ đó bạn sẽ có cái nhìn rộng hơn về các sự kiện đặc biệt này.
Bài viết cùng chủ đề
- Sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay
- Sự khác biệt giữa Tết Nam và tết Bắc
- Tết nguyên đán 2025 còn bao nhiêu ngày?