Tết chuồng trâu là gì? Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc với câu hỏi này bởi đây là ngày lễ không phải ai cũng biết. Để biết thêm về ngày lễ này, Quà Tặng Lễ Tết sẽ tổng hợp tất tần tật thông tin qua bài viết chi tiết dưới đây!
Tết chuồng trâu là gì?
>>>Tham khảo thêm:
Tết chuồng trâu còn có tên gọi khác đó là tết ông Chuồng bà Chuồng. Ngày lễ này thường được tổ chức vào sáng mùng 3 hoặc mùng 4 bằng nhang đèn, mâm trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc, trà, rượu (có nơi sẽ cúng bằng bánh tét và đường). Những lễ vật này thường sẽ dâng cúng ông Chuồng bà Chuồng.
Tục lệ cúng tết chuồng trâu có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa?
Để giải đáp thêm thắc mắc cho câu hỏi tết chuồng trâu là gì, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt này nhé!
Nguồn gốc của tục ăn tết chuồng trâu xuất phát từ đâu?
Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp văn minh lúa nước phát triển. Từ thời xưa, khi thiết bị máy cày chưa xuất hiện như hiện nay, trâu bò vẫn là những con vật hỗ trợ người nông dân trong việc cày bừa. Chính vì vậy, người xưa thường có câu “Con Trâu là đầu cơ nghiệp” là lẽ như vậy và những chú trâu, chú bò còn là người bạn tinh thần đối với gia chủ.
Vào ngày tết, khi chúng ta đang được vui chơi, chủ nuôi của những chú trâu, chú bò cũng muốn chúng được ăn tết. Thông thường, sáng mùng 3 hoặc mùng 4 tết sẽ là ngày gia chủ chuẩn bị lễ vật để cúng ông Chuồng bà Chuồng.
Tuỳ vào phong tục và văn hoá vùng miền, thời gian cúng và làm lễ vật cũng sẽ có sự khác nhau ít nhiều. Đây là ngày lễ được nhiều người dân địa phương giữ gìn qua nhiều thế hệ, đồng thời cũng thể hiện nét văn hoá tín ngưỡng tâm linh. Tuy nhiên, do cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, nhiều nhà không còn nuôi trâu bò nhiều như trước nên tết cúng ông Chuồng bà Chuồng cũng ít tổ chức hơn.
Ý nghĩa của tết chuồng trâu là gì?
Tết chuồng trâu chính là ngày để trâu bò trong gia đình được đón tết. Trâu bò là bạn nhà nông nên gia chủ cũng muốn cho những người bạn đắc lực của mình có một cái tết trọn vẹn nhất. Ngày lễ này mang ý nghĩa biết ơn của người dân đối với những đối tượng đã phù trợ họ vượt qua khó khăn, rủi ro trong cuộc sống.
Từ đó, yếu tố tâm linh này đã trở thành nguồn sức mạnh to lớn. Tết cũng là dịp để trả ơn và ghi ơn nên ông bà xưa đã gửi gắm nhiều giá trị nhân văn sâu sắc thông qua những tập tục truyền thống, trong đó có tết cúng ông Chuồng bà Chuồng.
Mâm cúng tết ông Chuồng bà Chuồng gồm những gì?
So với các lễ cúng khác, cúng ông Chuồng bà Chuồng sẽ có lễ vật đơn giản hơn. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và văn hoá vùng miền, mâm cúng sẽ có phần khác nhau. Nhìn chung, mâm cúng sẽ gồm có:
- Nhang đèn
- Trái cây
- Thúng gạo
- Giấy tiền vàng bạc
- Trà, rượu, bánh tét và đường.
Văn khấn cúng ông Chuồng bà Chuồng “bản gốc”
Để chuẩn bị cho lễ cúng ông Chuồng bà Chuồng, bạn không thể thiếu bài văn khấn chuồng trại, chăn nuôi như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
….. Thành, …..huyện, ….. xã, ….. thôn, ….. xứ chi nguyên.
Tuế thứ….. niên, ….. ngoạt,….. Nhựt
Tư nhơn tín chủ ….. cùng toàn gia đẳng
Cung lễ tạ thần quan chuồng trại Xuân niên
Thành tâm cẩn dụng phẩm vật, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi.
Cẩn uỷ chú bái ….. cẩn dĩ phỉ nghi
VỌNG TẠ CHI VỊ
Cung vọng chư vị Ngưu lang thần quan, Trư lang thần quyện chi thần
Quách nguyên canh chưởng chúa Ngưu lang cùng chủ lang Lục súc chi thần
Cặp thập loại hộ trì đồng lai phối hưởng
Xin chư vị phò hộ: Ngưu-Trư-Lục súc gia cầm…..
Chung niên phát triển thành đạt.
PHỤC VỌNG CÁO VU.
LỜI KẾT
Bài viết trên đã giải đáp mọi thắc mắc về tết chuồng trâu là gì đến với nhiều bạn đọc. Mong rằng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu và biết thêm về phong tục tết từ xưa mà ông bà ta đã truyền lại. Nếu bạn có nhu cầu mua quà tết cho gia đình, bạn bè chất lượng, uy tín, hãy liên hệ ngay với Quà Tặng Lễ Tết nhé!
>>Xem thêm: