Tết là lúc mọi người vui chơi, tụ họp sau một năm làm việc. Khi này, những trò chơi dân gian ngày Tết thường sẽ được tổ chức để tạo không khí sôi động, náo nhiệt và tiếng cười thoải mái cho mọi người. Bạn đã biết hết các hoạt động ngày Tết Cổ Truyền của Việt Nam chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Quà Tặng Lễ Tết sẽ giới thiệu đến bạn các trò chơi dân gian ngày Tết mang đậm bản sắc dân tộc, độc đáo tại Việt Nam.
Giá trị văn hóa trò chơi dân gian ngày Tết
>>>Tham khảo thêm:
- Giỏ quà Tết sang trọng
- Cách trang trí bàn thờ Tết
- Cách làm bánh chưng xanh
- Cách làm đồ trang trí Tết
Trò chơi dân gian ngày Tết không chỉ đơn giản là những hoạt động giải trí, mà chúng còn góp phần quan trọng trọng việc duy trì và thúc đẩy những giá trị truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các dịp lễ Tết quan trọng như Tết Nguyên Đán. Việc tổ chức các hoạt động ngày Tết này nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, vui tươi và phấn khích để mang lại khoảnh khắc thư giãn, đong đầy tiếng cười cho tất cả mọi người.
Hơn hết, các trò chơi dân gian ngày Tết của Việt Nam còn đặc trưng bởi các giá trị giáo dục quan trọng. Bởi, những trò chơi ngày Tết như ô ông quan, cờ người, kéo co, đánh đu,… không chỉ cần thể lực, mà còn phải vận dụng cả IQ(trí não), EQ(cảm xúc) và cả AQ (khả năng thích nghi). Từ đó, khuyến khích người chơi tư duy sáng tạo và logic hơn, giúp phát triển toàn diện bản thân.
Nhiều trò chơi dân gian ngày Tết không thể chơi độc lập mà còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội. Do đó, đây còn là cách để kết nối mọi người với nhau, kết nối cha mẹ với con cái và tạo ra tinh thần đoàn kết mạnh mẽ giữa người với người. Với những giá trị văn hóa như vậy, các trò chơi dân gian ngày Tết đã xây dựng nên nét đặc trưng, độc đáo riêng và đa dạng trong văn hóa dân tộc tại Việt Nam.
Các hoạt động trò chơi dân gian ngày Tết
Mọi người thường làm gì vào ngày Tết? Bên cạnh các phong tục chúc Tết, tặng quà, quây quần bên nhau ngày đoàn viên, người Việt Nam còn thường tổ chức các trò chơi dân gian để tạo không khí sôi động, đầy tiếng cười cho năm mới. Sau đây là các hoạt động thường diễn ra vào dịp lễ Tết đặc biệt hằng năm:
Kéo co
Đầu tiên, phải nhắc đến trò kéo co, một trò chơi dân gian ngày Tết mang tính thể lực đồng đội. Đây là hoạt động thường được tổ chức vào ngày Tết và các lễ hội quan trọng tại các khu vực trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Với lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, trò kéo co còn mang ý nghĩa tượng trưng cho lời cầu mong mưa thuận, gió hòa và mùa màng bội thu của người nông dân.
Đặc biệt, vào năm 2015 UNESCO đã công nhận kéo co của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cùng các quốc gia Đông Nam Á khác như Campuchia, Hàn Quốc và Philippines. Điều này cho thấy, kéo co là một trong những hoạt động ngày Tết mang giá trị văn hóa cần được gìn giữ và phát huy.
Quy luật của kéo co cũng vô cùng đơn giản, người ta sẽ sử dụng 1 sợi dây thừng và điểm mốc ở giữa. Hai đội được chia đều nhau, không giới hạn số người. Sau khi trọng tài hô bắt đầu, hai đội dùng sức kéo, đội nào kéo mốc về phía mình là chiến thắng. Bên cạnh việc dùng sức mạnh đồng đội, kéo co còn có một số mẹo, bí quyết để chiến thắng mà bạn cần để chiến thắng.
Đấu vật
Đấu vật là một trong các trò chơi dân gian ngày Tết truyền thống của Việt Nam nổi tiếng không kém kéo co. Đây là một dạng hoạt động Tết mang tính chất thượng võ, thể lực cá nhân. Do đó, nhiều lãng xã thường sẽ tổ chức đấu vật trong các lễ hội quan trọng như Tết Nguyên Đán, để khích lệ tài năng và rèn luyện sức mạnh cho thanh niên trẻ. Thông thường, họ sẽ treo những phần thưởng hấp dẫn như tiền bạc, mâm đồng, nồi đồng hoặc các vật phẩm có giá trị khác để thúc đẩy tinh thần chiến đấu của người chơi.
Quy tắc chung của cuộc đấu vật là người chiến thắng phải đẩy đối phương ngã sõng soài xuống đất hoặc nâng đối thủ lên cao. Để đạt được điều này, vận động viên không chỉ cần có sức mạnh cơ bắp mà còn phải sử dụng mưu lược và kỹ thuật linh hoạt. Các kỹ thuật như đệm, bốc và ghì, tùy thuộc vào tình hình và tác động mạnh mẽ từ đối thủ, cũng giữ vai trò quan trọng quyết định thắng thua của trận đấu.
Có thể thấy, đấu vật không chỉ là một trò chơi dân gian ngày Tết tập trung đối đầu về thể lực, mà còn phản ánh tinh thần, sự can đảm và thông minh của người chơi. Hơn hết, hoạt động Tết này còn góp phần tạo ra một không gian thể thao sôi động và đầy kích thích cho mọi người.
Chơi đánh đu
Đánh đu là một trò chơi dân gian ngày Tết truyền thống phổ biến, thường diễn ra tại các khu vực nông thôn hoặc sân trước đình làng trong dịp Tết hoặc các lễ hội quan trọng. Đánh đu không chỉ là một trò chơi thú vị mà còn là một cách để người tham gia thể hiện bản thân và tạo niềm vui, tiếng cười trong lễ hội.
Để chuẩn bị trò chơi này, người ta thường lựa chọn 4 – 6 cây tre to, dài để trồng thành một cột đu chắc chắc và cần đến 2 cột đu như thế. Cần đu thường là những cây tre đực, thon nhỏ, để người đánh đu có thể nắm chặt và tránh khỏi tình trạng trượt hoặc tuột tay khi đánh đu mạnh.
Người chơi có thể đánh đu một mình hoặc theo đôi, tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Trong trường hợp đánh đu đôi, thường là nam và nữ cùng tham gia. Khi chơi, người chơi phải nhún đẩy, sau cho đu lên cao nhất có thể. Người chiến thắng là người đu cao và đẹp nhất.
Đi cà kheo
Một trò chơi dân gian ngày Tết mang đến tiếng cười sảng khoái cho mọi người thường được tổ chức nữa đó là đi cà kheo. Sự thu hút của trò chơi Tết này nằm ở việc người chơi phải giữ thăng bằng trên hai cây tre và tiến về phía trước. Khi này, không thể tránh khỏi các tình huống dí dỏm, hấp dẫn, tạo tiếng cười, sôi động.
Luật chơi cà kheo khá đơn giản, chỉ cần người chơi đi trên đôi cà kheo tiến về đích đầu tiên là chiến thắng. Tuy nhiên, việc giữ thăng bằng trên cà kheo cao chót vót không phải là điều dễ dàng mà cần sự phối hợp nhịp nhàng và khéo léo giữa tay, chân và cả cơ thể.
Chơi cờ người
Cờ người là một trò chơi dân gian ngày Tết độc đáo và đòi hỏi IQ cao từ người chơi. Tính chất của trò chơi Tết này tương tự như cờ tướng và sự khác biệt ở đây là thay các quân cờ thành người thật. Do đó, có thể nói đây là hoạt động Tết đấu trí căng não giữa hai người chỉ huy nhưng không kém phần dí dỏm.
Sân cờ có thể là một bãi đất rộng hoặc sân trước đình chùa và mỗi ván cờ gồm 32 quân, trong đó có 16 nam và 16 nữ, mỗi người đeo biểu ngực tượng trưng cho tên của quân cờ. Hai tướng (tướng ông và tướng bà) được mặc đẹp, giống như quân tướng trong cờ tướng và có hai cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng và được che lọng.
Mỗi lượt đi của đấu thủ được ghi bằng một tiếng gõ trống để gọi quân cờ tiến hành chuyển quân. Sau mỗi lần ăn quân của đối phương, quân cờ phải thể hiện 1 bài biểu diễn song đấu, hoặc tự vệ,… Do đó, trò chơi dân gian ngày Tết cờ người còn mang đậm dấu ấn diễn xướng dân gian, được biểu hiện qua các điệu múa và những bài vè kèm theo.
Ném tung còn
Ném tung còn, hay còn được biết đến với tên gọi ném còn, là một trò chơi dân gian ngày Tết đã có từ lâu đời. Hoạt động Tết này thường diễn ra trong các dịp lễ hội quan trọng hằng năm và trong cả sinh hoạt đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt phổ biến trong cộng đồng dân tộc Thái và Mường. Đây là dịp để mọi người trong cộng đồng vui chơi, giao lưu kết bạn và kết duyên.
Để chơi trò ném còn, đầu tiên người ta sẽ chuẩn bị một quả còn và sân chơi rộng. Trên sân sẽ được cắm một cây tre hoặc cột cao, trên đỉnh là một vòng tròn hay còn gọi vòng còn. Quả còn thường sẽ có hình cầu to, được làm bằng múi vải với màu sắc đa dạng, bên trong đựng thóc và hạt bông. Quả còn được trang trí bằng các tua vải nhiều màu sắc, giúp định hướng khi quả còn bay.
Người chơi sẽ đứng đối diện nhau qua cây còn. Hai người sẽ lần lượt ném còn của mình, người ném quà vòng sẽ dành chiến thắng. Với tính chất này, có thể thấy trò chơi dân gian ngày Tết này đòi hỏi cả sự khéo léo, chính xác và thể lực của người chơi.
Cướp cờ
Cướp cờ là một trò chơi dân gian ngày Tết phổ biến, có sức hút đặc biệt đối với thế hệ 8x, 9x và đến ngày nay, nó vẫn giữ được sự hấp dẫn riêng. Trò chơi Tết này thường tạo ra một không gian vui vẻ và gắn kết mọi người lại gần nhau do đòi sự tương tác cao từ đồng đội.
Cướp cờ không giới hạn người tham gia, nhưng mỗi đội sẽ có số người bằng nhau và cần một người quản trò. Người chơi mỗi đội sẽ xếp hàng ngang sau vạch xuất phát, tương ứng với 1 số thứ tự và đối diện nhau là một cây cờ hoặc vật dụng tùy ý. Người quản trò sẽ chọn 1 hoặc nhiều số bất kỳ, người nào có số tương ứng sẽ bắt đầu ra sân cướp “cờ”.
Người cướp được “cờ” phải nhanh chóng chạy về vạch xuất phát. Đồng thời, người đội bạn phải tìm cách chạm vào người cầm cờ và chỉ có người cùng số mới có thể chạm vào nhau. Nếu người cầm cờ chạy về vạch đội mình thành công, điểm sẽ được tính cho đôi đó, ngược lại người đội còn lại bắt được người cầm cờ điểm sẽ thuộc về họ. Như vậy, tổng kết trò, đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội chiến thắng.
Nhảy bao bố
Khi nhắc đến các trò chơi dân gian ngày Tết , không thể bỏ qua trò nhảy bao bố – một trò chơi phổ biến thường xuất hiện trong các sự kiện từ hội thao ở trường học đến các lễ hội truyền thống. Trò chơi này không chỉ giúp rèn luyện thể lực và sự khéo léo mà còn tạo ra không khí vui vẻ và tinh thần đoàn kết khi tham gia.
Luật chơi nhảy bao bố khá đơn giản, tùy vào chơi đội nhóm hay chơi cá nhân. Đối với chơi cá nhân, tất cả người chơi sẽ xếp hàng ngang sau vạch xuất phát, người chơi sẽ chui nửa thân dưới bao bố đã được phát. Khi trọng tài hô bắt đầu, mỗi người chơi phải nhảy trong bao bố tiến về vạch đích, ai đến trước sẽ dành chiến thắng.
Còn đối với chơi đồng đội, trọng tài sẽ chia thành hai, 3 đội hoặc hơn. Các thành viên mỗi đội sẽ xếp hàng dọc, hình thức chơi chơi Tết đồng đội cũng tương tự như trên. Nhưng thay vì chỉ về đích là dành chiến thắng, thành viên mỗi đội phải lần lượt nhảy về đích sau khi thành viên trước đó đã chạm đích, đội nào các thành viên về trước nhất là chiến thắng.
Đua thuyền
Đua thuyền thuyền được biết đến là một trò chơi dân gian ngày Tết mang tính đồng đội và ý nghĩa truyền thống lâu đời. Hoạt động Tết này không chỉ tạo không khí sôi động, náo nhiệt cho lễ hội mà còn là một hình thức, nghi lễ tạ ơn với Thủy Thần theo phong tục dân gian.
Theo đó, mỗi đội đua thuyền sẽ chuẩn bị chiếc thuyền được trang trí với màu sắc rực rỡ, sặc sỡ khác nhau. Khi trọng tại phát hiệu lệnh, mỗi đội sẽ dùng dầm bơi thuyền về đích, đội nào về trước sẽ dành chiến thắng. Trò chơi Tết này không chỉ đòi hỏi thể lực đồng đội, sự hiểu ý mà còn có các chiến lược độc đáo, thú vị.
Bịt mắt đập niêu
Bịt mắt đập niêu cũng là trò chơi dân gian ngày Tết khá phổ biến ở các làng quê khu vực miền Bắc. Với tính chất thú vị, trò chơi Tết đập niêu đất thường thu hút khá nhiều người tham gia, hưởng ứng và tạo tiếng cười nhộn nhịp trong ngày Tết.
Cách thức chơi khá đơn giản, người chơi sẽ được bịt mắt và bắt đầu từ vạch xuất phát cách nơi treo các niêu đất khoảng 3 – 5 m. Sau tiếng hô của trọng tài, người chơi tự nhẩm bước cũng như định hướng để tiến về phía trước, sau đó dùng gậy dài khoảng 50cm để đập vào các niêu đất. Phần thưởng sẽ được ghi trong các mảnh giấy trong các niêu đất sau khi đập vỡ.
Thi thổi cơm
Một trò chơi dân gian ngày Tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam phải kể đến tiếp là trò thi thổi cơm. Đây là hoạt động Tết phản ảnh hình ảnh, cuộc sống lao động của cư dân trồng lúa nước. Đồng thời, thi thổi cơm còn là mang ý nghĩa tạ ơn trời đất về mùa màng bội thu.
Thông thường, thi thổi cơm sẽ được tổ chức ở các đình làng, bãi đất rộng lớn. Mỗi đội sẽ có từ 3 – 4 người và kèm theo một cây gậy 3m để gánh niêu cơm, dây thép đỡ giá, niêu đất, gạo, củi, cuối cùng là dụng cụ đánh lửa. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các đội sẽ vừa đi vừa thực hiện các động tác nhóm lửa, vo gạo, treo nồi cơm. Mỗi đội sẽ tự chia người gánh niêu, người cầm củi và người nấu cơm phù hợp. Kết thúc, đội nào về đích trước, cơm dẻo thơm, ngon sẽ dành chiến thắng.
Chơi đánh đáo
Cuối cùng, trong những trò chơi ngày Tết phải kể đến trò đánh đáo của tuổi thơ. Thú vui đánh đáo không chỉ là trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em hấp dẫn mà còn thu hút cả người lớn. Trò chơi dân gian ngày Tết này đòi hỏi và rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ của người chơi.
Luật chơi khá đơn giản, trên một bãi đất bằng phẳng, mộ lỗ to hoặc nhỏ sẽ được khoét, tùy theo quy định dễ khó mà người chơi tự chọn. Sau đó, người chơi sẽ đứng cơ vạch xuất phát, từng người sẽ ném tiền xu về phía lỗ đáo, ai vào thì ăn, cho đến khi hết xu.
LỜI KẾT
Như vậy, Quà Tặng Lễ Tết đã giới thiệu cho bạn những trò chơi dân gian ngày Tết phổ biến, mang đậm bản sắc dân tộc. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu thêm về văn hóa độc đáo của Việt Nam. Ngoài ra, nếu chưa biết Tết này nên làm gì, bạn có thể dựa vào hướng dẫn, luật các trò chơi Tết trên đây và tự tổ chức các hoạt động ngày Tết thú vị cho gia đình, làng xóm, để không khí năm mới thêm phần sôi động, rộn ràng.
LIÊN HỆ QUÀ TẶNG LỄ TẾT
Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, p.14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Website: https://quatangleTết.vn/
Hotline: 0903 342 137
Email: marketing@quatangletet.vn
>>Xem thêm:
Tác giả: Hồng Y