Trung Thu hay còn gọi với cái tên thân thuộc Tết Thiếu Nhi, ngày lễ có lẽ không còn gì xa lạ với người dân Việt Nam. Nhưng bạn đã biết về nguồn gốc hay ý nghĩa của Tết Trung Thu chưa? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Quà Tặng Lễ Tết tìm hiểu tất tần tật những thông tin về ngày lễ Tết đặc biệt này nhé!
Ý nghĩa của Tết Trung Thu
>>Tham khảo thêm:
Ý nghĩa của Tết Trung Thu xưa gắn liền với việc canh tác lúa nước và ngành nông nghiệp của nước ta. Vào thời điểm rằm tháng 8 là lúc trăng tròn nhất và cũng được xem là ngày lành, tháng tốt để làm lễ tỏ lòng biết ơn với Thần Mặt Trăng – vị thần trị vị mùa màng và cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
Trung Thu, ngày lễ diễn ra vào mỗi đêm rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm – ngày có ý nghĩa đặc biệt với người dân Việt Nam. Vậy ý nghĩa Tết Trung Thu là gì?
Trải qua nhiều thăng trầm, đến hiện nay ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi. Thay vì các mâm lễ Tết, cúng thần Mặt Trăng, người Việt bày mâm cỗ Tết Trung Thu cúng gia tiên, tỏ lòng thành kính với những người đã khuất. Sau đó cùng nhau phá cỗ trăng rằm, thưởng thức bữa tiệc đoàn viên, chia sẻ những câu chuyện trong năm và gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Cũng chính ý nghĩa ngày Tết Trung Thu này, nên Trung Thu là Tết Đoàn Viên của người Việt mỗi năm.
Ngoài ra, còn có một ý nghĩa Tết Trung Thu khác ứng với tên gọi Tết Thiếu Nhi. Vào ngày này, các bé sẽ được cha mẹ sắm sửa quần áo mới, lồng đèn, bánh kẹo thỏa thích. Như vậy, ý nghĩa của Trung Thu còn là lúc các bật phụ huynh thể hiện sự yêu thương, quan tâm đến con cái.
Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam
Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu có lẽ là thắc mắc của nhiều người khi nhắc đến ngày lễ đặc biệt này. Nhiều người cho rằng nguồn gốc của Tết Trung Thu ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc khi họ đô hộ ta trong 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, nhiều sử liệu lại cho thấy ngày Tết Trung Thu đã có từ rất lâu trước đó.
Theo tích xưa của Trung Quốc, Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời nhà Đường, vào những năm vua Đường Huyền Tông trị vị. Truyện xưa kể rằng, năm ấy vua Đường mê đắm nàng Dương quý phi nên bị triều thần cho rằng nhà vua ham mê tửu sắc, bỏ bê triều chính và kiến nghị giết nàng.
Không thể làm gì hơn, Vua Đường Huyền Tông vì an lòng dân đã ban cho nàng dải lụa trắng. Sau khi nàng mất đi, với niềm tiếc thương vô hạn nhà vua đã cảm động trời xanh, lay động tiên nữ nên vào đêm trăng rằm sáng nhất mùa thu, nhà vua được đưa lên trời hội ngộ cùng nàng Dương quý phi. Khi trở về nhà vua đã lấy ngày ấy làm ngày Tết Trung Thu để tưởng nhớ đến sủng phi của mình.
Còn ở Việt Nam, nguồn gốc của Tết Trung Thu bắt nguồn từ ý nghĩa của Tết Trung Thu với ngành nông nghiệp lúa nước. Nhiều sử sách ghi chép rằng, nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ thời nhà Lý. Sau vụ mùa, vua Lý đã tổ chức lễ hội Tết Trung Thu tại kinh thành Thăng Long để tạ ơn thần Rồng đã mang đến mùa màng bội thu, đất nước hưng thịnh.
Ngoài ra, còn có nhiều sự tích Tết Trung Thu kể về nguồn gốc Tết Trung Thu có từ đâu mà bạn có thể tham khảo qua như:
- Chuyện xưa Chị Hằng Nga trên cung trăng – Trung Quốc
- Tích xưa vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng – Trung Quốc
- Sự tích chú cuội ngồi gốc cây đa -Việt Nam
- Sự tích thỏ ngọc, chị Hằng – Việt Nam
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Tết Trung Thu ở Việt Nam, nhưng đây vẫn là một trong những ngày lễ với ý nghĩa quan trọng với người Việt, cần giữ gìn và phát huy.
Tết Trung Thu có tên gọi khác là gì?
Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì? Tết Trung Thu còn có khá nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi sẽ ứng với một đặc điểm hoặc ý nghĩa của Tết Trung Thu như sau:
- Tết Đoàn Viên: Câu nói “Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên” có lẽ không còn xa lạ với người Việt. Cái tên này bắt nguồn từ ý nghĩa ngày Tết Trung Thu là dịp để mọi người sum họp, quây quần bên gia đình.
- Tết Thiếu Nhi: Cùng với những hoạt động nghiêng về các bé như rước đèn ông sao, làm đồ chơi trung thu, mâm cỗ Tết trung bánh kẹo,… Tết Trung Thu còn được xem là Tết Thiếu Nhi.
- Tết Trông Trăng: Cái Tết Tết Trông Trăng bắt nguồn từ hoạt động thưởng trăng, phá cỗ đêm trăng rằm trong ngày lễ đặc biệt này.
- Tết Hoa Đăng: Tương tự như những tên gọi ứng với hoạt động hay ý nghĩa của Tết Trung Thu, cái tên Tết Hoa Đăng cũng ứng với hoạt động thả hoa đăng truyền thống trong ngày lễ Trung Thu tại Trung Quốc. Mặc dù khá mới lạ, những hoạt động này cũng được tổ chức tại Việt Nam và thu hút lượng lớn người quan tâm, tham dự.
Mâm cỗ Tết Trung Thu Việt Nam gồm những gì?
Ý nghĩa của Tết Trung Thu còn nằm ở mâm cỗ đủ đầy, bắt mắt đêm trăng rằm. Một mâm cỗ Tết Trung Thu hoàn chỉnh, không thể thiếu các thành phần sau đây:
Mâm quả
Từ nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu về truyền thống nông nghiệp, đây là thời điểm người nông dân thu hoạch hoa quả và lương thực. Chính vì thế, mâm cỗ Tết Trung Thu không thể nào thiếu trái cây hay còn gọi mâm ngũ quả. Mâm quả trong ngày Tết Trung Thu có tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy và là thành quả lao động chăm chỉ của người nông dân Việt Nam.
Ở Việt Nam, việc trang trí hay bày mâm ngũ quả Tết Trung Thu sẽ tùy thuộc vào vùng miền. Tuy nhiên, vẫn giữ điểm chung là các loại quả sẽ luôn có hình dáng tròn trĩnh, đều đẹp đại diện cho sự vẹn trọn.
Bánh Trung thu
Tiếp đến, vật phẩm không thể thiếu và mang toàn vẹn ý nghĩa của Tết Trung Thu ở Việt Nam trên mâm cỗ là bánh trung thu. Hình dáng bánh thường là hình tròn đặc trưng của trăng rằm đại diện cho sự tròn trịa, thuận lợi và viên mãn hoặc hình vuông tượng trưng cho đất bao la, đủ đầy.
Cứ mỗi khi đến dịp Tết Trung Thu, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh bánh được bày bán khắp mọi nơi trên các con phố. Tùy vào sở thích của gia đình, mà bạn có thể chọn các loại bánh trung thu có hương vị khác nhau từ bánh nướng đến bánh dẻo cho mâm cỗ Tết Trung Thu của gia đình.
Hương, đèn
Thờ cúng thì không thể nào thiếu hương đèn và mâm cỗ Tết Trung Thu cũng vậy. Trung thu là Tết đoàn viên, là dịp để con cháu sum họp, thể hiện sự hiếu thuận với ông bà, tổ tiên. Như vậy, không thể thiếu bát hương, đèn để cúng bái, bày tỏ lòng biết ơn với gia tiên.
Lồng đèn truyền thống
Vật phẩm cuối cùng trong mâm cỗ Tết Trung Thu chính là lồng đèn truyền thống, cụ thể hơn là lồng đèn ông sao. Lồng đèn có hình dạng ông sao, được làm từ tre nẹp và giấy bóng đỏ. Hình dạng ông sao năm cánh của lồng đèn còn là biểu tượng cho ngũ hành âm dương và đại diện cho sự hòa hợp, cân bằng trong cuộc sống.
Các phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam
Một ngày Tết Trung Thu ý nghĩa không thể nào thiếu các hoạt động, vui chơi múa hát. Hãy cùng xem xem, ở Việt Nam Tết Trung Thu có những hoạt động đặc biệt gì ngay dưới đây:
Rước đèn
Nhắc đến các phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến phong tục rước đèn trăng rằm. Từng câu hát “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi….” đã in đậm trong tâm trí mỗi người Việt về hình ảnh các em nhỏ cầm trên tay từng chiếc đèn ông sao đầy màu sắc, rao rủi khắp đường làng, ngõ xóm. Chính phong tục này, cũng trở thành nét đẹp trong ngày ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam.
Bày mâm cỗ Trung thu
Như đã nói, ý nghĩa của Tết Trung Thu nằm ở mâm cỗ, lễ vật dâng lên thần linh, tổ tiên. Một mâm cỗ Tết Trung Thu đủ đầy bao gồm mâm quả, bánh trung thu, hương đèn và lồng đèn truyền thống. Các lễ vật sẽ được bày biện chỉn chu để gia chủ có thể thắp hương, khấn vái thần linh, tổ tiên và bày tỏ tấm lòng thành, tri ân của con cháu.
Làm đồ chơi cho trẻ em chơi Trung thu
Ý nghĩa của Tết Trung Thu còn là ngày của em nhỏ, ngày các em được mua sắm quần áo mới, đồ chơi mới. Chính vì thế, phong tục làm đồ chơi cho trẻ em ngày Tết Trung Thu cũng ra đời từ đây. Thông thường, các món đồ chơi thường được làm là mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao, đầu sư tử,… Những món đồ chơi thú vị này sẽ được các em đem đi cùng lãng, ngõ xóm để tham gia ngày hội rước đèn ông sao kể trên.
Làm bánh Trung thu
Trong ngày Tết Trung Thu, không thể thiếu sự hiện diện quen thuộc của bánh Trung Thu. Phong tục làm bánh Trung Thu đã tồn tại từ lâu đời và ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt mỗi khi đến ngày lễ đặc biệt này. Những chiếc bánh Trung Thu tròn trịa với những họa tiết tinh xảo, đã làm cho ngày lễ thêm những kỷ niệm ý nghĩa.
Quy trình làm bánh Trung Thu cũng không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể học cách tự tay làm tại nhà để tặng cho người thân một chiếc bánh thơm ngon. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ thời gian hoặc kỹ năng nấu ăn, có thể dễ dàng tìm mua những loại bánh Trung Thu sẵn có trên thị trường với đa dạng màu sắc và hương vị.
Ngắm trăng Rằm tháng 8
Tết Trung Thu vào ngày trăng rằm tháng 8, ngày trăng tròn đẹp nhất. Vì thế, mọi người thường sẽ bày cỗ, cùng nhau ngắm trăng trò chuyện. Trong không gian mênh mông, càng rõ hơn sự khắng khít của gia đình, người thân và đây cũng là một trong những ý nghĩa của Tết Trung Thu mà ai cũng hướng đến.
Hát trống quân
Hát trống quân được biết đến là một trong các phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam, nhất là các vùng ở miền Bắc. Cùng với âm điệu nhịp nhàng và tiếng trống quân, đôi trai gái sẽ thi nhau hát theo nhịp ba và thường là các câu đối có sẵn hoặc không có sẵn để tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt cho ngày hội.
Múa lân
Múa lân là một nghi thức truyền thống trong ngày Tết Trung Thu tại Việt Nam, mang theo sự hy vọng về một năm thịnh vượng, may mắn và mùa màng bội thu. Để tiến hành múa lân, thường cần một đội ngũ từ 2 đến 7 người, mặc trang phục của con lân và biểu diễn với động tác uyển chuyển, đầy nghệ thuật để mang lại niềm vui cho bà con trong làng xóm.
Phần lớn, múa lân diễn ra trước cửa nhà hoặc tại đình làng, tạo ra một không gian vui nhộn và náo nhiệt. Đây là một phần quan trọng của phong tục Tết Trung Thu và góp phần tạo ý nghĩa của Tết Trung Thu ở Việt Nam.
Tặng quà Tết Trung Thu
Trong dịp Tết Trung Thu, một trong những phong tục quan trọng không thể thiếu là việc biếu quà và trao đổi những lời chúc tốt đẹp, tràn đầy tình cảm giữa mọi người. Trong số những món quà được ưa chuộng nhất, không thể không nhắc đến bánh Trung Thu – những chiếc hộp bánh đẹp mắt, chứa đựng những chiếc bánh thơm ngon và ý nghĩa.
Quà bánh Trung Thu không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon mà còn thể hiện sự quan tâm, yêu thương và lòng trân trọng giữa những người thân yêu. Đây cũng là cách để chia sẻ niềm vui và tạo nên tinh thần đoàn kết, gắn kết mọi người trong gia đình, cộng đồng vào dịp lễ hội đặc biệt này.
Phá cỗ Trung thu dưới ánh trăng đêm rằm
Phá cỗ Trung Thu dưới ánh trăng rằm là một hình ảnh đẹp đẽ và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam. Trong không khí trầm lắng và lãng mạn của đêm trăng, gia đình và bạn bè quây quần bên mâm cỗ đầy đủ các món ăn đặc trưng của dịp Tết Trung Thu. Mọi người cùng nhau thưởng thức những món đồ ngọt như bánh Trung Thu, hạt dưa, kẹo và các loại trái cây.
LỜI KẾT
Sau những thông tin trên đây về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam, cũng như các phong tục truyền thống, bạn có thể hiểu thêm ngày lễ đặc biệt này. Với những nét đẹp cùng ý nghĩa kể trên, Tết Trung Thu xứng đáng được gìn giữ theo năm tháng. Hãy cùng Quà Tặng Lễ Tết bảo tồn nét đẹp văn hóa của con người Việt nhé!
LIÊN HỆ QUÀ TẶNG LỄ TẾT
Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, p.14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Website: https://quatangletet.vn/
Hotline: 0903 342 137
Email: marketing@quatangletet.vn
>>Xem thêm: